01:13 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước: Rau rừng thơm, ngon, bổ, rẻ mà bán trầy trật, ế ẩm

Chủ nhật - 07/10/2018 09:35
Được kỳ vọng là các loại rau đặc sản, “độc, lạ”, thế nhưng mô hình trồng rau rừng tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đang bấp bênh. Người dân chưa mặn mà thưởng thức đặc sản; các nhà hàng, quán ăn thì tiêu thụ chậm... dẫn đến mô hình này chưa thể nhân rộng. Điều này trái ngược với vùng trồng rau rừng của Tây Ninh nông dân làm ăn phát đạt.

Người tiên phong trồng các loại rau rừng tại huyện Hớn Quản là ông Nguyễn Văn Nhiền ở tổ 2, ấp 5, xã Tân Khai. Đầu năm 2018, ông được Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (nay thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện) giới thiệu đi tham quan ở tỉnh Tây Ninh và trồng thử nghiệm rau rừng trên đất của gia đình.

Ông Nhiều tận dụng 2 sào đất trồng thử các loại rau rừng như lá cách, diếc, lộc vừng, mặt trăng, trâm, bí bái, bứa... Đây là những loại rau hương vị chua, chát, có mùi thơm, thường kết hợp với các món nướng, thịt luộc...

 binh phuoc: rau rung thom, ngon, bo, re ma ban tray trat, e am hinh anh 1

Những đọt rau rừng non mơn mởn được ông Nguyễn Văn Nhiền cắt bán cho khách

Là rau rừng trồng ở vườn nhà nên những loại rau này rất dễ thuần. Với đặc tính ưa mát, hoang dại và ăn đọt non nên rau rừng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật. Người dân chỉ bón phân chuồng, tưới nước thì sau 3 tháng sẽ cho thu với những ngọn rau non, xanh mơn mởn.

Từ tháng 3-2018 đến nay, vườn rau rừng của gia đình ông Nhiền đã cho thu hoạch. Trái với hy vọng của gia đình, những loại rau này vẫn còn khá lạ với người dân trong huyện. Đem bán ở chợ không được, ông Nhiền mang đến các nhà hàng, quán nhậu ở xã Minh Hưng (Chơn Thành) để giới thiệu. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chậm, giá chỉ 30 ngàn đồng/kg và chỉ bán được 2-3kg/tuần. Trong khi đó, nếu hái cách ngày thì vườn rau của ông có thể cho thu 10kg/ngày.

Ông Nhiền cho biết: “Tôi tham quan tại tỉnh Tây Ninh, thấy người ta thành lập hợp tác xã rau rừng và đưa về một đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ, vừa ổn định đầu ra cho người trồng vừa bán được giá cao hơn. Ở Hớn Quản do chỉ mình tôi tự trồng, tự “bơi” nên “đuối” lắm. Hiện nay rau đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa có đầu ra cho sản phẩm. Để có thị trường và đặt tên cho rau rừng Hớn Quản thì cần phát triển thêm người trồng, từ đó mở rộng thành hợp tác xã như ở Tây Ninh sẽ ổn định hơn”.

Với giá từ 20-30 ngàn đồng/kg, đây có thể là mô hình đảm bảo nguồn thu ổn định cho một bộ phận nông dân. Để rau rừng Hớn Quản phát triển như ở Tây Ninh, người dân cần được hỗ trợ để bước đầu tiếp cận thị trường ổn định, sau đó nhân rộng, tiến tới thành lập Hợp tác xã.

 

Theo Thanh Nga (Báo Bình Phước)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 21282

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1184343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72867052