18:02 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bio - Get “3 trong 1” - hóa giải nhiều nỗi lo nhà nông

Thứ tư - 24/08/2016 08:22
Dù chưa trở thành sản phẩm “đình đám”, nhưng sau 2 năm đưa vào sử dụng Bio – Get đệm lót sinh học và Bio – Get men ủ phân hữu cơ vi sinh mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt trong xử lý môi trường chăn nuôi. Đây là kết quả của quá trình “đồng tâm hợp lực” từ nhiều phía, trong đó, dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) giữ vai trò nòng cốt.

bio get 3 trong 1 hoa giai nhieu noi lo nha nong

Sau khi ủ trong môi trường có nhiệt độ vừa phải, hợp chất được đưa vào máy sấy khí động sẽ tạo thành chế phẩm men vi sinh Bio - Get

Bio - Get đệm lót sinh học được các thành viên HTX Môi Trường Xanh (xóm Lương Hội - Khánh Lộc - Can Lộc) sản xuất từ ngô, lúa... nghiền thành bột rồi trộn cùng dịch gốc (dung dịch loãng). Sau khi ủ trong môi trường có nhiệt độ vừa phải, hợp chất được đưa vào máy sấy khí động sẽ tạo thành chế phẩm men vi sinh Bio - Get, hay nói cách khác là Bio - Get đệm lót sinh học ở dạng bột khô.

Sản phẩm này có tác dụng rất lớn trong xử lý môi trường chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Không chỉ làm mùi hôi thối biến mất, khi rắc Bio - Get đệm lót sinh học trên sàn chuồng trại với trấu, mùn cưa, rơm…, những chất này bị phân hủy trở thành phân hữu cơ có tác dụng tốt trong chăm sóc cây trồng, đặc biệt là tiết kiệm nhân công trong việc làm vệ sinh chuồng trại. Theo tính toán, sử dụng đệm lót sinh học, lợn sẽ ít bị nhiễm bệnh, giảm chi phí mua thuốc thú y, nhanh lớn nên tăng hiệu quả kinh tế lên 20% so với chăn nuôi truyền thống.

Bio - Get men ủ phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm thứ 2 được HTX Môi Trường Xanh sản xuất cũng có công thức tương tự, điểm khác là dịch gốc và tỷ lệ một số thành phần. Chế phẩm này dùng để trộn lẫn cùng các loại cây thân mềm như: cỏ dại, các loại bèo… (băm nhỏ) rồi ủ trong một thời gian nhất định sẽ bị phân hủy và trở thành loại phân hữu cơ có tính năng đặc biệt trong chăm sóc cây trồng. Đáng nói là 2 sản phẩm trên đều được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thẩm định đạt chất lượng tốt và cấp Giấy phép số 2633/PKN-VKNQG ngày 21/5/2014.

Cũng vì ưu thế “3 trong 1”: tận thu các sản phẩm sau thu hoạch, xử lý ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động nên từ năm 2014, SRD (Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững) đã hỗ trợ kỹ thuật để các tổ chức sản xuất 2 dòng sản phẩm Bio - Get.

bio get 3 trong 1 hoa giai nhieu noi lo nha nong

Chị Đậu Thị Thu - xã viên HTX Môi Trường Xanh (xóm Lương Hội - Khánh Lộc - Can Lộc) giới thiệu sản phẩm Bio-Get sinh học.

Tổ hợp tác (THT) Môi Trường Xanh được thành lập vào tháng 2/2014 nhằm hiện thực hóa mục tiêu SRD đặt ra. Nhưng khi bắt tay thực hiện, do không có mặt bằng nên cơ sở hoạt động cầm chừng, nhỏ lẻ, năm 2014, chỉ sản xuất được 2 tấn Bio - Get. Ở nơi có đến 80 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề làm “đau đầu” chính quyền địa phương. Thế nên, khi có đơn đề nghị, “chúng tôi lập tức dành 1.000 m2 để THT xây dựng cơ sở sản xuất Bio - Get” - Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc Nguyễn Xuân Nhân nhớ lại. Khó khăn lại nảy sinh bởi 7 thành viên THT chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo nên… “đói” vốn. Giám đốc HTX Môi Trường Xanh Trần Thị Cường thật thà khi nói rằng: “Đó cũng chính là những nguyên nhân khiến 3 đơn vị SRD từng giúp đỡ kỹ thuật bị… “chết yểu”.

Hiểu rõ những khó khăn, tháng 6/2015, SRDP tiến hành các hoạt động hỗ trợ. Theo đó, bên cạnh tập huấn kỹ thuật sản xuất, SRDP còn hỗ trợ trên 206 triệu đồng giúp THT xây dựng nhà xưởng, mua máy sấy khí động, máy dập mép túi… Đồng thời, phối hợp với chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Sau 1 năm SRDP cùng đồng hành, công suất sản xuất của THT tăng hơn 3 lần so với năm 2014 với trên 6 tấn (2015).

Dù không đưa ra một số liệu chính xác nhưng theo “bật mí” của người trong cuộc, năm 2016, công suất sản xuất “hơn hẳn năm trước là cái chắc”. Điều đáng nói là THT hiện “nâng tầm” thành HTX với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù ngừng hỗ trợ tài chính từ tháng 6/2016, nhưng theo cam kết của cán bộ dự án SRDP phụ trách huyện Can Lộc Dương Thị Thương, “sẽ tiếp tục đồng hành giúp HTX Môi Trường Xanh trong xây dựng bản quyền, xác lập thương hiệu để ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái các dòng sản phẩm Bio - Get”.

Theo Hoài Nam/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71380913