21:34 EDT Thứ bảy, 11/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo phòng chống bệnh bạc lá lúa

Thứ hai - 05/08/2013 03:16
Hiện nay, trong sản xuất đại trà ở các địa phương, tỷ lệ giống lúa nhiễm bệnh bạc lá rất cao, thời tiết rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và PTNT dự báo, trong thời gian tới bệnh bạc lá lúa có nguy cơ gây thiệt hại lớn trên lúa ở nhiều địa phương.

 

 

Để chủ động phòng, chống giảm thiểu tác hại do bệnh bạc lá lúa gây ra, ngày 26 tháng 7 năm 2013, Cục Bảo vệ Thực vật đã ban hành Công văn số 1602/BVTV-TV đề nghị Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tập trung triển khai một số nội dung phòng, chống bệnh bạc lá trên lúa.

 

 

Bệnh bạc lá lúa gây hại phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng - trỗ - chín sữa

(Ảnh minh họa)

 


Theo đó, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", quản lý dịch hại IPM, tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, bón tập trung “nặng đầu nhẹ cuối”, không bón thừa, bón muộn…Đối với những vùng thường xuyên có bệnh nên rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống, sử dụng giống có khả năng chống chịu, ít nhiễm bệnh. Bố trí thời vụ hợp lý để giai đoạn lúa đòng - trỗ - chín sữa ít gặp mưa giông lớn.

 

Khi bệnh xuất hiện phải dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ nước trong ruộng. Khi bệnh đã phát triển trên đồng ruộng với triệu chứng rõ ràng thì việc phun thuốc ít hiệu quả. Tuy nhiên, tại những vùng có nguy cơ cao có thể sử dụng một số thuốc có trong danh mục sớm, nhất là trước hoặc ngay sau đợt mưa giông, kết hợp chăm bón lúa cân đối, hợp lý để phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh.

 

Bên cạnh đó, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất các biện pháp chủ động phòng chống bệnh bạc lá và các dịch hại khác, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường thanh, kiểm tra việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.

   Theo Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & PTNT, bệnh bạc lá lúa đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây với mức độ hại, gia tăng nhanh trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước. Bệnh có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ và các bộ phận của cây lúa, phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng - trỗ - chín sữa, năng suất có thể giảm từ 25 - 50%, thậm chí là mất trắng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh bạc lá lúa chưa có thuốc đặc trị bệnh, một số thuốc hiện có trong danh mục chỉ sử dụng để phòng là chính và hiệu quả thường không cao. Giải pháp quan trọng nhất để phòng, chống bệnh bạc lá lúa là sử dụng giống lúa chống chịu bệnh và áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật.


Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 485/CT-BNN-BVTV ngày 6/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng; theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng; hạn chế đến mức tối đa việc phun thuốc trừ sâu hóa học giai đoạn lúa đẻ nhánh; chỉ đạo xuống giống thu đông 2013 tập trung, đồng loạt, né rầy.


BBT
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 39720

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 570592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60892549