08:54 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bò sữa tắc đầu ra: Không chỉ có lỗi của nông dân

Thứ hai - 06/04/2015 03:17
Hàng trăm hộ nông dân nuôi bò sữa ở TP.HCM đang sống dở, chết dở vì không bán được sữa bò do việc chăn nuôi bò sữa vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo đánh giá, lỗi vượt quá kiểm soát này không chỉ ở phía người dân.

Tại cuộc họp tình hình tiêu thụ sữa bò trên địa bàn thành phố mới đây do Sở NNPTNT chủ trì cho thấy, hàng trăm hộ dân nuôi bò sữa đã không bán được sữa bò cho các công ty thu mua sữa trên địa bàn.

Buông lỏng quản lý

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, chỉ riêng ở huyện Củ Chi thời gian qua đã có 322 hộ không bán được sữa, trong đó 200 hộ bị cắt hợp đồng và 122 hộ phát sinh. Nguyên nhân là các hộ này vi phạm hợp đồng. Theo đó, để được ký hợp đồng với công ty thu mua sữa, các hộ chăn nuôi phải có 10 con bò sữa trở lên. Tuy nhiên, một số hộ nuôi không đủ số lượng bò nên đã ghép với các hộ có hợp đồng khác để bán sữa. Khi bị phát hiện, công ty đã cắt hợp đồng với các hộ vi phạm.

Đàn bò sữa của nông dân ở  huyện Củ Chi, TP.Hồ    Chí Minh đang phát triển ngoài tầm kiểm soát.  T.Đ
Doanh nghiệp mua sữa bò của nông dân ở huyện Củ Chi nhiều nhất, Công ty Vinamilk cho rằng thông tin các hộ bị cắt hợp đồng là không chính xác. Vinamilk chưa cắt hợp đồng với bất kỳ hộ nào. Các hộ trong nhóm 200 hộ kể trên lâu nay giao bán sữa cho người vắt sữa thuê mà không ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp; hoặc trước đây bán sữa cho các công ty khác, nay giá thu mua thấp muốn chuyển sang bán cho các công ty lớn, với hy vọng giá thu mua ổn định hơn. Tuy nhiên, hợp đồng mới chưa được ký kết...

Trước tình hình này, ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho biết, bên cạnh lỗi của nông dân, cần phải nói đến vai trò quản lý đàn bò sữa của các cơ quan chức năng thành phố. Theo ông Sơn, thời gian qua, cơ quan chức năng các cấp đã buông lỏng quản lý đàn bò và số lượng người đăng ký nuôi bò sữa. “Trước đây, tôi đã cảnh báo là phải quản lý đàn và kiểm soát số lượng người nuôi bò sữa để ổn định đàn bò và giữ chất lượng sữa bò, nhưng không cơ quan nào quan tâm cả nên mới có chuyện nông dân nuôi bò sữa điêu đứng như hiện nay” - ông Sơn nói.

Theo Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi, hiện trên địa bàn Củ Chi có hơn 1.000 hộ chăn nuôi bò sữa, trong đó có khoảng 20 - 30% số hộ nuôi dưới 10 con và hàng trăm hộ chăn nuôi tự phát. Mỗi ngày, huyện Củ Chi cung cấp cho thị trường khoảng 500 tấn sữa bò. Nói về việc kiểm soát lượng bò sữa và số hộ đăng ký chăn nuôi để giữ chất lượng sữa bò, ông Dương Văn Minh – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Củ Chi cho rằng: “Bó tay! Chúng tôi không thể quản lý việc nông dân chăn nuôi bò sữa vì hộ nuôi chẳng cần báo ai. Họ chỉ thấy nuôi bò sữa có lợi kinh thế thì cứ tăng đàn”.

Chấn chỉnh ra sao?

Tính đến cuối năm 2014, đàn bò sữa trên địa bàn TP.HCM là 112.000 con và gần một nửa số này đang cho sữa. Trong khi đó, theo quy hoạch đàn bò sữa của ngành nông nghiệp thành phố đến năm 2020 là 75.000 con. Theo ông Trần Trường Sơn, thành phố phải cắt giảm đàn bò sữa hiện nay và quy hoạch lại cho từng địa phương thì mới mong quản lý được chất lượng sữa bò nhằm tránh cảnh nông dân trắng tay.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Anh - Chi cục trưởng Chi cục Khuyến nông TP.HCM, việc giảm đàn bò sữa trên địa bàn thành phố là rất khó thực hiện. “Chúng tôi chỉ có thể vận động, khuyến khích nông dân giảm đàn bò chứ không thể yêu cầu bà con nông dân không được tăng đàn hay nuôi mới. Khi nhìn thấy tiềm năng kinh tế từ bò sữa thì họ sẽ nuôi, và ngược lại”- ông Anh cho biết. Biện pháp để giữ ổn định chất lượng sữa bò nhằm đảm bảo cho người nuôi có đầu ra, theo ông Anh là phải trang bị kiến thức nuôi bò sữa, từ kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp, kể cả kỹ thuật bảo quản sữa bò…

Hiện trên địa bàn thành phố, sữa bò chủ yếu do 2 công ty: Vinamilk và Friesland Campina Việt Nam (Sữa Cô gái Hà Lan) thu mua.

 Chưa bao giờ từ chối mua sữa của nông dân?

Tại cuộc họp bàn việc tiêu thụ sữa tươi cho nông dân, đại diện Công ty Friesland Campina VietNam cho rằng, do Sở  NNPTNT mời dự họp quá gấp nên lãnh đạo công ty chưa chuẩn bị kịp chương trình và không phát biểu ý kiến. Đại diện đơn vị sẽ báo cáo lại lãnh đạo về nội dung cuộc họp này.

 Còn ông Vương Ngọc Long- Trưởng ban Phát triển nguyên liệu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, công ty không ép người nông dân mà chỉ làm theo hợp đồng đã ký kết: “Vinamilk chưa bao giờ từ chối thu mua sữa đối với những hộ nông dân mới nuôi bò. Chỉ yêu cầu những hộ nông dân khi bắt đầu triển khai nuôi bò sữa, phải đăng ký với những điểm thu mua sữa để được hướng dẫn về chuồng trại, kỹ thuật. Yêu cầu nông dân bán sữa cho Vinamilk phải có giấy khám sức khỏe, gọi là thẻ xanh”.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 45579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1051281

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72733990