12:09 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bỏ túi" kỹ thuật nuôi hàu cho năng suất cao

Thứ năm - 23/07/2015 04:08
Vùng nuôi hàu phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du.

Ngoài ra, việc chọn độ sâu cũng khá quan trọng, nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng. Nên tránh những khu vực có nhánh sông đổ ra trực tiếp. Bãi nuôi hàu phải bảo đảm độ ngập nước cho hàu khi con nước ròng. Khu vực nuôi phải xa khu dân cư, ít thuyền bè qua lại, tránh nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

'Bỏ túi' kỹ thuật nuôi hàu cho năng suất cao - 1

Ảnh minh hoạ.

Mỗi năm có 2 vụ lấy giống. Vụ chính từ tháng 4-5 (tháng 3-4 âm lịch), vụ phụ từ tháng 9-10 (tháng 8-9 âm lịch). Phương pháp lấy giống có hiệu quả cần dựa vào một số tiêu chí như mùa vụ xuất hiện của con giống.

Các yếu tố của môi trường: Nhiệt độ của nước 20-30oC, độ mặn của nước 20-30 phần nghìn, pH 7,5-8,5; mật độ ấu trùng bám của hàu nhiều nhằm chọn thời điểm thả vật bám cho phù hợp. Tiêu chuẩn của vật bám lấy giống là phải sạch, không mùi vị, không độc, có độ cứng và độ ráp nhất định để hàu dễ bám. Vật bám có thể là vỏ hàu (kích cỡ 5x10cm), tấm phibro ximăng (20x30cm hoặc 20x40cm), vỏ lốp xe (15x25cm), gạch ống, ngói.

Nuôi thương phẩm có 3 hình thức: Nuôi giàn, nuôi bè và nuôi lồng. Nuôi giàn có kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp nhưng chất lượng hàu không cao. Nuôi bè dễ quản lý, dễ chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chi phí đầu tư cao hơn nuôi giàn. Nuôi lồng tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, cho năng suất cao nhưng chi phí đầu tư cao nhất so với các hình thức khác.

Quản lý chăm sóc: Nếu điều kiện môi trường không thuận lợi như độ mặn thấp, nguồn thức ăn giảm… có thể hạ các dây nuôi xuống sâu hoặc di chuyển hàu đến vùng khác; thường xuyên kiểm tra các thiết bị nuôi như dàn bè, phao, dây nuôi, lồng nuôi nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời. Cần chú ý mật độ bám và vị trí bám của hàu trên dây nuôi.

Nếu hàu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng tỏ nền đáy có vấn đề như oxy thấp, pH thấp hoặc bùn đáy quá dày, rong bám nhiều, đáy có nhiều khí độc… cần làm vệ sinh nền đáy, điều chỉnh vật bám thưa ra. Thường xuyên tiêu diệt các động vật ăn hàu như loài ốc tim gà, ốc ngọc, ốc gai, ốc đỏ; các loài giáp xác như cua còng, cáy và thu các bọc trứng của ốc vào mùa sinh sản (tháng 7-9). Định kỳ vệ sinh hàu bằng cách dùng bàn cọ rửa trên hàu để loại bỏ các chất bẩn, rong và sinh vật bám. Sau khi nuôi khoảng 6 tháng nên thu tỉa bớt những con hàu lớn nhằm giảm mật độ nuôi để hàu sinh trưởng nhanh.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17019

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063990