14:59 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bón thúc cho lúa đẻ nhánh ở vụ xuân

Thứ hai - 03/03/2014 02:08
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây lúa trải qua các giai đoạn: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, trong đó giai đoạn đẻ nhánh giữ một vai trò quan trọng nhất quyết định năng suất chất lượng vụ lúa.

 

1. Nhu cầu dinh dưỡng của lúa xuân thời kỳ đẻ nhánh

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận: Với năng suất trung bình 8 tấn/ha, cây lúa đã lấy đi từ mỗi ha đất số lượng chất dinh dưỡng: 145kg N, 60kg P2O5, 150kg K2O, 250kg SiO2, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 2kg Fe, 200g Zn, 150g Bo và 150g Cu…


Riêng thời kỳ lúa đẻ nhánh đã lấy đi gần 3/4 số lượng dinh dưỡng mà cây lúa lấy trong suốt cả vụ. Do nhận thức chưa đầy đủ nên người trồng lúa thường quan niệm lúa ở giai đoạn đẻ nhánh chỉ cần cung cấp đạm là đủ, đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc, mà thực chất cây lúa cần đến 13 yếu tố dinh dưỡng gồm các chất đa lượng đạm (N) kali (K2O), silic (SiO2), lân (P2O5), các chất trung lượng như: Magiê (MgO), canxi (Cao), lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng: Sắt (Fe), kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu)…

Một số nơi bà con nông dân cũng đã dùng phân bón NPK để bón thúc cho lúa đẻ nhánh nhưng hầu hết là các loại NPK thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng là đạm, lân, kali và thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh.

2. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Ðiển bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho lúa thời kỳ đẻ nhánh

Trong nhiều năm qua, phân bón đa yếu tố NPK Văn Ðiển chuyên dùng bón thúc cho lúa đẻ nhánh đã được hàng vạn bà con nông dân ở khắp nơi trong nước, đặc biệt các địa phương ở miền Bắc như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang… đã quen dùng và trở thành tập quán bón phân thúc cho lúa ở thời kỳ đẻ nhánh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm từ 1 -2 lần bón phân đón đòng, nuôi đòng.

Lúa được bón phân đa yếu tố NPK Văn Ðiển đẻ sớm, đẻ gọn, cây mập, dảnh hữu hiệu cao, hạn chế dảnh vô hiệu, dinh dưỡng được tập trung để nuôi những dảnh chính cho nên dàn lúa đồng đều, cây cứng, lá dày, giảm thiểu sâu bệnh, ít phải dùng thuốc BVTV, lá đòng bền đến khi thu hoạch, hạt mẩy, vỏ sáng, chống đổ ngã tốt với điều kiện bất lợi của thời tiết, năng suất cao, chất lượng gạo cải thiện, độ màu mỡ của đất được tăng lên.

Ðược kết quả như vậy là do phân bón đa yếu tố NPK Văn Ðiển đã cung cấp cùng một lúc cho cây lúa đẻ nhánh 13 chất dinh dưỡng với số lượng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thời kỳ cây lúa đẻ nhánh.

Cách sử dụng: Sử dụng phân bón thúc NPK 16.5.17 (dạng trộn 3 hạt) thành phần dinh dưỡng ngoài các chất đa lượng là N = 16%, P2O5 = 5%, K2O = 17%, còn có các chất trung lượng là CaO = 8%, MgO = 5%, S = 2% và các chất vi lượng như: Zn, B, Fe, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây lúa hấp thu được trên 60%.

Cách bón: Ðối với lúa cấy: Bón thúc ngay khi lúa ra lá mới (lá nõn dong) hoặc lúa ra rễ trắng thì tiến hành bón: Lượng bón cho lúa thuần từ 10-12kg/sào (360m2); đối với lúa lai tạp giao: 12-15kg/sào.

Ðối với lúa gieo thẳng: Bón khi cây lúa có 3,5-4 lá. Lượng bón từ 12-15kg tùy theo giống và điều kiện thổ nhưỡng có thể kế hợp giặm tỉa, điều chỉnh mật độ để tiến hành bón thúc.

Lưu ý:

- Ở những chân ruộng cao, đất pha cát, rão nước, mỏng màu thì mới bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng dùng 4-5kg NPK 16.5.17 Văn Ðiển để thúc.

- Ðể phân bón phát huy hiệu lực nhanh, luôn giữ mực nước nông thường xuyên (2-3cm) không để ruộng khô hạn, tốt nhất nên bón phân về buổi chiều tạnh ráo, không để phân dính lên lá. Tuyệt đối không bón lai rai hoặc bón thêm đạm sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kéo dài, sâu bệnh gây hại bùng phát, năng suất mùa màng giảm sút.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 413

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 408


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1333481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74380452