02:22 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá tra thời ảm đạm

Thứ tư - 11/12/2019 19:31
Theo VASEP, bắt đầu từ quý II sang quý III/2019, cá tra xuất khẩu (XK) trên đà sụt giảm. Tổng XK trong 10 tháng đầu năm giảm 10% đạt 1,64 tỷ USD.

* Hy vọng thị trường Trung Quốc đảo chiều

14-08-50_gin_nn_nghe_nuoi_c_tr_xk_-_nh_nvc
Gian nan nghề nuôi cá tra XK. Ảnh: NVC.

Những ngày qua đi về vùng nuôi cá tra ven sông Hậu ở Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ), dọc theo mấy xóm nuôi cá không còn rộn ràng tiếng cười đùa như vừa qua một năm trúng giá đỉnh điểm. Giá cá tra rớt thấp dưới giá thành nhiều tháng liền khiến cho tiếng đàn ca tài tử đêm thêm trầm lắng.  

Chợ cá “no hàng”

Anh Toàn ở cù lao Tân Đông, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) có một ao nuôi cá rộng 4 công đất. Anh than não nề: Chờ qua hết tháng 11 đến nay, vậy mà giá cá vẫn chưa ngóc đầu lên được. Bởi vậy bây giờ dân nuôi cá mặt mày ỉu xìu vì cá tới lứa lúc nầy xuất ao bán chỉ ôm lỗ lã, gánh nợ.

Mỗi khi cá nuôi tới lứa nhiều, các doanh nghiệp chỉ ưu tiên tiêu thụ hết số ao cá trong vùng nuôi của công ty họ rồi mới thu mua cá của các hộ nuôi cá bên ngoài.

Có thể nói hiện nay giá cá tra đang ở mức thấp điểm nhất trong năm. Cá tra tới lứa bán đúng size (cỡ) chế biến xuất khẩu 700-800 gram/con giá bán cao nhất tại ao 19.500 đ/kg, so cùng kỳ năm trước mất gần 10.000 đ/kg và giá thành của người nuôi cá giỏi cũng không dưới mức 20.000 đ/kg.

Còn cá tra quá lứa cỡ 1,2-1,3 kg/con giá cao lắm 18.500-19.500 đ/kg. Người nuôi cá trôi nổi theo giá chợ bên ngoài lỗ nặng nề. Trong khi các hộ nuôi cá tra theo hợp đồng gia công với DN cũng không phải nằm trong “vành đai” an toàn.

Trong tình hình khó khăn chung XK cá tra ảm đạm, một số công ty lỡ ký hợp đồng gia công với các chủ hộ nuôi cá từ đầu vụ đã cử nhân viên đến thương thảo chủ hộ nuôi cá giảm bớt 1.000 đ/kg trong mức khoán giá nuôi gia công đã ký.

Vừa qua tại vùng nuôi cá đã cấp mã số định vị cho từng ao nuôi để kiểm soát sản lượng cá nuôi trong năm. Từ đó cân đối mức cung-cầu theo thị trường. Tuy nhiên chỉ vì ham lời khi thấy giá cá tra cao ngất ngưởng 30.000 đ/kg trong năm 2018 nên đã tái hiện một số người nuôi cá tự phát.

Lúc đó nhiều người nuôi cá tra lâu năm băn khoăn: Cứ tái diễn đà nuôi cá không được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất cá giống đảm bảo chất lượng đến điều tiết sản lượng cá thu hoạch trong năm phù hợp với dự đoán nhu cầu thị trường thì không thể tránh được tình trạng cá tra thừa - thiếu và rơi vào cảnh khủng hoảng như lúc này.

Đó là lý do vì sao anh Toàn chưa hết lo. Anh nói: Hiện thời nhiều bà con nuôi cá đã thu hoạch bán hết vẫn chưa dám nhập cá giống về thả nuôi nối vụ sang năm sau. Chưa ai đoán được tình hình đầu năm tới giá cá ra sao. Dù vậy lúc này giá cá tra giống rất phập phù. Cách 2 tuần trước cá tra giống ra nhiều, ít người mua giá 17.000-18.000 đ/kg (loại cá 30-40 con/kg), đến nay cá giống đã tăng lên 25.000 đ/kg.  

Thị trường lỗi nhịp!

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), bắt đầu từ quý II sang quý III/2019 cá tra XK trên đà sụt giảm. Tổng XK trong 10 tháng đầu năm giảm 10% đạt 1,64 tỷ USD. Trong đó XK cá tra sang Mỹ giảm mạnh trong quý II (giảm gần 42%), kéo kết quả XK nửa đầu năm giảm gần 28% đạt 141 triệu USD, do lượng tồn kho tại Mỹ còn khá lớn.

14-08-50_thu_hoch_c_tr_o_dbscl_-_nh_bvt
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: BVT.

Ngoài ra ảnh hưởng của thuế chống phá giá tại thị trường Mỹ (giai đoạn POR14) cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà nhập khẩu (tháng 4/2019 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn 1/8/2016 đến 31/7/2017). Mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018.

Hơn nữa, mấy năm qua XK cá tra tăng mạnh vào Trung Quốc nhưng qua những tháng đầu năm 2019 lại sụt giảm. Một giám đốc công ty XK thủy sản ở ĐBSCL sang Trung Quốc tìm hiểu thị trường, nhận xét: Trung Quốc đang kẹt thuế thủy sản vào Mỹ tới 25%, nên lượng cá rô phi lớn nhất thế giới của họ, chủ yếu bán qua Mỹ bị sụt giảm.

Đây là cá thịt trắng, cá tra mình cũng thịt trắng, tạm thời không thể tiêu thụ mạnh ở đây. Nếu thương chiến Mỹ - Trung có kết quả ôn hòa, cá tra mới mạnh sức hơn vào thị trường bao la này.

Theo VASEP, từ đầu năm đến nay sản lượng tôm và cá tra từ vùng nuôi không giảm. Sản lượng thủy sản XK không giảm nhưng giá trị sản phẩm bị điều chỉnh sụt giảm mạnh nên dẫn tới tổng kim ngạch XK từng ngành hàng giảm xuống.

Tuy nhiên, chuyển động thị trường lại bất ngờ đảo chiều. Trong khi cá tra xuất sang các thị trường khác có hướng xấu đi, từ quý III/2019 cá tra XK sang Trung Quốc phục hồi, đạt trên 198 triệu USD tăng hơn 56% so cùng kỳ 2018, vượt lên dẫn đầu các thị trường nhập khẩu cá tra. Nếu trước đây chỉ XK cá tra nguyên con qua một số tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc thì hiện nay cá tra philê đã bán vào các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Đại Liên.

Nuôi con cá tra cực nhọc ròng rã mấy tháng trời. Cá tra gặp khó, giá cá thương phẩm thấp dưới mức giá thành, tiêu thụ chậm dẫn tới nhiều ao nuôi kéo dài, cá quá lứa, người nuôi cá lỗ lã muốn đổ bệnh. Mỗi khi khủng hoảng thừa xảy ra, tâm lý của người nuôi rất dễ hoảng loạn. Nếu chỉ nhắm vào mỗi thị trường XK xem ra cá tra vẫn còn bấp bênh dài dài.

Hệ quả thị trường thấp điểm khiến cho chủ một DN tại tỉnh Đồng Tháp thêm băn khoăn: Từ đầu năm đến nay, thị trường xuất khẩu cá tra ảm đạm, giá cá nguyên liệu xuống thấp, DN chịu nhiều áp lực.

Điều này có thể hình dung cách đây 2 năm (2017-2018) khi cá tra duy trì mức giá cao liên tục, mức lời tăng khá đã khuyến khích sản xuất. Nhiều DN, cơ sở nuôi đầu tư mở rộng vùng nuôi, dẫn đến gia tăng nguồn cung, mất cân đối cung-cầu.

Trong khi so với ngành hàng lúa gạo còn có bệ đỡ là thị trường nội địa trong trường hợp dư thừa sản lượng. Còn cá tra thì không có kênh tiêu thụ nội địa để hạn chế rủi ro. Người nuôi cá đã lỡ đào ao thì không dễ gì để lấp lại.

Do vậy nếu khai thông thị trường nội địa, cá tra cần có kênh phân phối để tự cứu mình, phải tìm cách mở thị trường nội địa, để chủ động kiểm soát rủi ro. Bởi toàn chuỗi giá trị cá tra hiện nay gần như nằm ở ao nuôi. Mỗi khi cá tra dư thừa, bán không được sẽ gia tăng áp lực thu hồi vốn rất lớn.

Theo HỮU ĐỨC/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 31501

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 797064

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71024379