05:01 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách bảo quản vải thiều lâu hơn

Chủ nhật - 31/05/2015 20:45
KTĐT - Đã vào mùa vải thiều, trời nắng nóng sẽ làm trái vải nhanh hỏng. Nhằm kéo dài thời gian bảo quản vải tươi để có thể vận chuyển đi xa tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội giới thiệu với bà con phương pháp xử lý và bảo quản vải tươi.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hà, Phòng Trồng trọt Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết: Áp dụng phương pháp này có thể bảo quản vải tươi trong  một tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phương pháp thu hoạch và bảo quản vải thiều sau thu hoạch như sau:
Thu hoạch vải thiều:
 Bà con nên thu hái vải vào những ngày khô ráo, tránh ngày mưa. Chỉ thu hoạch vải khi vỏ quả đã chín đều. Có thể tính theo ngày, kể từ khi ra hoa, đến khi thu hái khoảng 102 – 109 ngày.
Ngay sau khi hái xuống, bà con nên buộc vải thành từng chùm khoảng từ 3kg – 5kg. Hoặc đựng trong các rổ thưa khoảng 10kg. Bà con loại bỏ những quả bị nứt vỡ, dập nát, thối, chín không đều và những quả dị hình.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cách xử lý và bảo quản vải sau thu hái: 
Bà con nên chuẩn bị sẵn các vật liệu và một số loại hóa chất gồm có axit clohydric (HCL) hoặc NaHSO3, bể nhúng, quạt gió, rổ... 
Trước tiên, bà con pha 60g NaHSO3 trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết. Sau đó, nhúng từng bó hoặc cả rổ vải vào trong dung dịch NaHSO3 trong thời gian 10 phút. Dung dịch NaHSO3 có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và chống vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả. 
Sau đó bà con vớt ra nhúng tiếp vào dung dịch HCL 4% khoảng 2  - 5 phút. Dung dịch HCL có tác dụng hãm màu, giữ cho vỏ quả tươi nguyên, tăng thêm giá trị thương phẩm.
Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: 
Sau khi xử lý, để vải khô tự nhiên hoặc dùng quạt gió thổi khô rồi đóng gói trong hộp xốp để vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe lạnh hoặc bảo quản trong kho mát có điều kiện nhiệt độ 4 – 5°C, độ ẩm không khí 90 – 95°C. Bà con cũng có thể dùng túi nhựa polyetylen để đựng quả vải, vừa tránh mất nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu hơn, thời gian giữ vải tươi đến cả tháng./.
Theo: ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259


Hôm nayHôm nay : 42560

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1660668

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63742890