11:23 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách nhận biết và đề phòng nấm độc

Thứ ba - 19/07/2016 05:10
Ngộ độc nấm thường có các triệu chứng: Đau bụng dữ dội từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước, tanh, dính máu; buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu; toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; co giật, tăng tiết đờm rãi; đi tiểu ít hoặc không tiểu được; khó thở...

Hiện đang là mùa mưa nên các loại nấm hoang dại mọc ở khắp nơi, nhất là trên nương rẫy. Đối với đồng bào DTTS, nấm là món ăn khoái khẩu, đặc biệt là trong thời gian canh tác phải ở lại trong các chòi rẫy trên nương. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và không phân biệt được nấm ăn - nấm độc nên đã xảy ra không ít vụ ngộ độc nấm nguy hiểm.

 cach nhan biet va de phong nam doc hinh anh 1

Một số loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam: Nấm tán độc xanh hoặc nấm độc xanh đen (ảnh 1); nấm độc đỏ, nấm ruồi (ảnh 2); nấm độc trắng hình nón (ảnh 3); nấm phiến đốm bướm (ảnh 4).

Theo khuyến cáo của cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân tuyệt đối không nên ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Các địa phương, các đơn vị chức năng cần phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về nấm bằng tiếng các dân tộc trên sóng phát thanh, nhằm phổ biến cách phân biệt nấm độc - nấm ăn tới người dân để phòng ngừa ngộ độc.

Để giúp phân biệt nấm độc và không độc, bà con có thể thử nghiệm như sau:

- Thử nghiệm biến màu: Dùng phần trắng của cây hành lá chà xát trên mũ nấm. Nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc. Ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc. Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn.

- Thử nghiệm bằng sữa bò: Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm có độc.

Ngộ độc nấm thường có các triệu chứng: Đau bụng dữ dội từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước, tanh, dính máu; buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu; toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; co giật, tăng tiết đờm rãi; đi tiểu ít hoặc không tiểu được; khó thở... Tuỳ theo loại nấm độc mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Có trường hợp triệu chứng xuất hiện rất nhanh sau khi ăn 20 - 30 phút, hoặc sau 2 - 4 giờ, thậm chí sau khi ăn 20 giờ. Triệu chứng ngộ độc xuất hiện càng muộn thì tiên lượng bệnh càng nặng, khó điều trị.

Khi biết ăn phải nấm độc, bà con cần xử lý bằng cách gây nôn và đưa ngay người bệnh và cả người cùng ăn nấm (dù chưa có triệu chứng ngộ độc) đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và cấp cứu kịp thời. đến cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc với rượu vì chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng thêm độc tính của chất độc.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145


Hôm nayHôm nay : 29822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70546486