23:43 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách phòng bệnh rối loạn hô hấp ở lợn

Thứ tư - 08/10/2014 23:38
Cũng như nhiều loại dịch bệnh khác xảy ra trên vật nuôi là lợn (heo), cách phòng bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản cũng có những quy trình nhất định như sau: Chú trọng công tác thông tin và truyền thông; chủ động giám sát và phát hiện sớm bệnh; vệ sinh phòng bệnh; phòng bệnh bằng vaccine; kiểm soát vận chuyển.

Trong công tác thông tin và truyền thông, cần phải có tính thường xuyên và liên tục, đầy đủ về bệnh cũng như tác hại giúp người dân, người chăn nuôi hiểu đúng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện “5 không” đó là không giấu dịch; không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bị bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng có dịch; không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môi trường.

Thông qua công tác tuyên truyền hướng cho người dân từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tác sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

Các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo địa phương phối hợp với các đoàn thể và quần chúng tăng cường công tác giám sát tới từng thôn, xóm nhằm phát hiện sớm dịch bệnh trên đàn lợn và có biện pháp can thiệp kịp thời không để dịch lây lan ra diện rộng; đặc biệt là ở các khu vực ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Khâu vệ sinh phòng bệnh tại khu chăn nuôi. Đối với các gia trại, trang trại phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y theo quy định, có giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y do chi cục thú y thành phố cấp và còn hiệu lực. Với các hộ gia đình, không được nuôi lợn thả rông, chuồng nuôi phải được che chắn, cách ly.

Hằng ngày phải thực hiện vệ sinh cơ giới và hàng tuần thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng các hóa chất thông thường như vôi bột, clorine, iodine,…

Đối với con giống đưa vào chăn nuôi phải khỏe mạnh, rõ nguồn gốc. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc…

Phòng bệnh bằng vaccine tuân theo hướng dẫn của Sở NNPTNT về việc hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vaccine tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.

Khâu kiểm soát vận chuyển lợn phải chặt chẽ, sản phẩm của lợn ra vào địa phương; thường trực 24/24 giờ tại các chốt kiểm dịch tạm thời ở các trục giao thông chính nơi tiếp giáp với địa phương đang có dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc theo quy định.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phòng bệnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 776

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 775


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1482001

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74528972