21:28 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách xử lý phế phụ phẩm trồng nấm làm giá thể hữu cơ

Thứ tư - 04/07/2018 11:15
Nghề trồng nấm ngày càng phát triển mạnh. Việc phế phụ phẩm sau trồng nấm bị thải bỏ là một sự lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ do bã nấm vẫn còn dinh dưỡng tồn dư khá cao mà không được tái sử dụng hợp lý và trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Việc ứng dụng công nghệ vi sinh giúp xử lý triệt để các loại phụ phẩm sau trồng nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng để sản xuất giá thể trồng rau sạch có chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, góp phần tăng thu nhập cho người dân là giải pháp trồng trọt đang được quan tâm hiện nay. Cách xử lý phế phụ phẩm trồng nấm được thực hiện như sau:

1. Nguyên liệu và dụng cụ

- Nguyên liệu:

+ Bã nấm (có thể từ mùn cưa hoặc từ rơm, rạ): 1.000 kg;

+ Chế phẩm vi sinh vật (EMUNIV, EM BioTMT): 500 gram (đối với bã nấm từ mùn cưa) và 200-500 gram (đối với bã nấm từ rơm, rạ);

+ Vôi bột: 10 kg;

+ Phân Urê: 7 kg;

+ Phân Lân supe: 20 kg;

+ Phân Kali clorua: 8 kg;

+ Cám gạo: 10kg;

- Dụng cụ: Bình ô-zoa, cuốc, xẻng, cào, bạt, ủng.

2. Xử lý nguyên liệu: Loại bỏ túi nilon bọc nấm và tiến hành đập bã nấm bị đóng tảng thành dạng mùn nhỏ.

3. Ủ đống

- Chọn nơi ủ: Tiến hành ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc nền xi-măng khô ráo, nơi có rãnh xung quanh để tránh nước chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, khu trồng nấm không còn sử dụng... Diện tích nền khoảng 3m2/1 tấn nguyên liệu.

 

 

- Cách ủ: Chia đều chế phẩm và lượng nguyên liệu làm 6 phần. Sau đó cho một phần chế phẩm vào ô zoa nước khuấy đều. Tiến hành rải một phần nguyên liệu đã sơ chế với chiều cao từ 20 - 25 cm rồi tưới đều chế phẩm pha sẵn trong ô zoa lên lớp nguyên liệu đã rải, độ ẩm 45% (bóp nguyên liệu không bết dính vào tay là được). Cứ tiếp tục lặp lại như thế cho đến khi hết các phần nguyên liệu. Sau đó, cần phải che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải hoặc túi ni-lon để đảm bảo nhiệt độ đống ủ ở mức 40 - 500C.

4. Đảo trộn

Sau khi ủ 10 - 15 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 40 - 500C, ở nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô dần và thiếu không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật. Vì vậy, cứ khoảng 10 - 15 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và bổ sung thêm nước nếu thấy nguyên liệu bị khô.

Cách đảo: Đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Có thể chuẩn bị hai nền ủ cạnh nhau để khi đảo được tiện lợi. Sau 55 - 60 ngày thì có thể sử dụng làm giá thể để trồng rau, hoa hoặc bón trực tiếp cho cây trồng.

                                                                                   Theo Hoàng Thị Mai/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72758073