22:27 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cầm cự qua bão dịch

Thứ tư - 11/09/2019 08:57
Dù dịch tả lợn châu Phi càn quét qua thôn An Cập (xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) từ đầu tháng 3 nhưng tới nay vẫn có khoảng 20 hộ dân giữ lại được những con lợn khỏe mạnh qua đợt dịch.
16-00-34_nh_3
Anh Nguyễn Văn Thỉnh (thôn An Cập) đã mạnh dạn bắt đầu thử tái đàn với hơn chục con. Cùng đó, gia đình cũng chuyển hướng sang nuôi thêm bò thịt và gà.

Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu nổ ra ở thôn An Cập từ khoảng đầu tháng 3/2019 và lan nhanh như một cơn lốc, nhiều hộ nuôi lợn đã bị chết sạch. Tuy nhiên, vẫn có những hộ giữ được một số ô chuồng khỏe mạnh và đã chuẩn bị cho xuất bán.

Ông Dương Văn Thông, một hộ chăn nuôi trong thôn vẫn còn lợn, kể lại, khi chính quyền thông báo dịch xảy ra trên địa bàn, chúng tôi lo mất ăn mất ngủ. Tôi và các hộ nuôi trong khu cam kết thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không ai qua nhà ai, chỉ nói chuyện qua điện thoại, coi đấy là cách giữ tài sản cho nhau.

Từ ngõ đến chuồng trại ông Thông thường xuyên rắc vôi bột, mỗi ngày dọn dẹp chuồng 2 lần, cấm người lạ ra vào khu vực chăn nuôi... Nhờ đó chuồng lợn không còn mùi hôi như trước.

Cũng giống hộ ông Thông, gia đình anh Nguyễn Văn Thỉnh có tổng đàn lợn 40 con sau khi bị dịch càn quét qua thì vẫn giữ được 18 con an toàn, chuẩn bị xuất bán. Anh chia sẻ, ngoài thực hiện đầy đủ việc tiêm vacxin, phun thuốc khử trùng tiêu độc, anh còn quy định chặt chẽ khâu ra vào chuồng trại.

16-00-34_nh_1
Anh Thỉnh nhiều lúc không tin gia đình mình đã vượt qua bão dịch mà vẫn giữ được 18 con lợn khỏe mạnh.

“Điều mấu chốt nhất là chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa. Khi ô chuồng đầu tiên thấy có biểu hiện bệnh chúng tôi đã ngay lập tức báo cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra. Sau khi có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã ký biên bản tiêu hủy toàn bộ số lợn đó và khẩn trương tiến hành khoanh vùng những ô bị bệnh, tăng cường sát trùng liên tục. Cùng đó, chúng tôi ngay lập tức tiến hành cách ly những đàn lợn khỏe mạnh ra khu vực chuồng xa hơn. Tiến hành căng bạt phủ xung quanh tránh các nguồn bệnh xâm nhập vào”, anh Thỉnh cho biết.

Song song với đó, gia đình phân nhau ra chăm sóc. Hàng ngày anh Thỉnh chịu trách nhiệm chăm đàn lợn, cấm không ai khác được vào. Chăm sóc và vệ sinh xong phải thay quần áo, dày dép, các trang thiết bị... Mỗi lần vào chuồng đều có quần áo riêng, cứ một lần vào chuồng thì phải thay quần áo một lần.

Vợ anh chịu trách nhiệm dọn dẹp, tiêu độc, khử trùng xung quanh. Những người chăn nuôi trong thôn đều ý thức tương tự, hạn chế không sang thăm nhà nhau để tránh lây lan cũng như mang mầm bệnh về nhà.

Ngoài ra, việc phun khử trùng được duy trì đều đặn hàng ngày, với phạm vi cách xa xung quanh trại 40 - 50m. Các loại thuốc khử trùng phải được luân chuyển xen kẽ 3 - 4 loại khác nhau để hạn chế khả năng vi khuẩn, virus nhờn với thuốc. Xe chở cám vào trại phải trải qua 2 lần phun kỹ thuốc khử trùng, một lần từ đầu làng, một lần trước khi vào trại. Nước uống cho lợn được xử lí để tránh mang mầm bệnh.

16-00-34_nh_2
Gia đình anh Thỉnh chuyển sang cho ăn cám mạch của những địa chỉ tin cây và kết hợp cho ăn thêm các loại rau, củ cùng thân chuối băm, chặt nhỏ.

Định kỳ hàng tuần, phải phun thuốc trừ muỗi và côn trùng cho trại. Mặc dù là chuồng kín, tuy nhiên việc kiểm soát và diệt chuột đều phải siết chặt, ngăn ngừa chúng xâm nhập vào trại qua các cống thải... Khâu tiêm phòng vacxin như tả cổ điển, LMLM, tai xanh... vẫn được tuân thủ đều đặn.

Lợn được bổ sung thêm các thuốc điện giải, vitamin C... để tăng cường thêm sức đề kháng. Thức ăn giảm dần cho ăn cám công nghiệp vì sợ nguyên liệu xương làm cám không đảm bảo. Thay vào đó, gia đình chuyển sang cho ăn cám mạch của những địa chỉ tin cậy và kết hợp cho ăn thêm các loại rau, củ cùng thân chuối băm chặt nhỏ.

Ông Nguyễn Quốc Mỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa thông tin: Tổng đàn của huyện Hiệp Hòa được thống kê trước khi có dịch là 145.000 con. Tính đến ngày 2/9, huyện còn trên 80.000 con, số lợn tiêu hủy là 34.182 con với tổng trọng lượng là 1.791 tấn.

Hiệp Hòa tuy là huyện đầu tiên trong tỉnh bùng phát dịch nhưng với cách làm riêng cùng sự đồng lòng của người dân nên đã hạn chế được phần nào thiệt hại cho người chăn nuôi, giữ được lượng lợn khá lớn sau bão dịch.

Theo HƯNG GIANG - MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 406


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861738