16:12 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cảm nắng, cảm nóng ở gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị

Thứ năm - 01/06/2017 06:28
Những ngày nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường lên cao, cản trở việc thải nhiệt của cơ thể gia súc, gia cầm, dẫn đến thân nhiệt tăng quá mức dễ gây ra cảm nắng, cảm nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của vật nuôi.

 

 

1. Nguyên nhân

Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (trâu bò) trong thời gian dài; gia súc, gia cầm nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng; gia súc, gia cầm quá béo hoặc đang mắc bệnh …

2. Triệu chứng

Biểu hiện dễ nhận thấy khi gia súc, gia cầm bị cảm nắng, cảm nóng là con vật mất thăng bằng, đi lảo đảo.

Thân nhiệt tăng cao (40-41C ở gia súc; 43C ở gia cầm).

Tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng sau đó thu hẹp.

Giai đoạn cuối, con vật khó thở, niêm mạc tím bầm, co giật, mất phản xạ và chết.

3. Điều trị

- Trường hợp đang chăn thả hoặc vận chuyển, cần sớm phát hiện và đưa ngay gia súc, gia cầm vào nơi râm mát, dãn mật độ hoặc thả khỏi xe để con vật dễ thải nhiệt.

Dùng quạt gió từ phía trước, tốc độ vừa phải để con vật hạ nhiệt từ từ, tránh gây sốc, choáng.

Đối với trâu bò: Dùng khăn mát lau cho con vật, lau từ phần mặt, đầu đến toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Chú ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật vì dễ gây sốc, choáng.

Đối với lợn khi vận chuyển bị nắng nóng, khi dừng xe phải phun nước mát tắm cho lợn để lợn thải nhiệt, nếu phun nước chậm, lợn dễ bị chết nóng.

- Đối với gia súc, gia cầm bị cảm nóng trong chuồng nuôi, cần tăng thông thoáng chuồng nuôi, dãn mật độ.

- Cho gia súc, gia cầm uống nước mát có hòa chất điện giải, vitamin C. Nếu có điều kiện, có thể giã rau má, lá diếp cá cho vật nuôi uống sẽ giải nhiệt nhanh hơn.

- Với gia súc bị bệnh nặng, cần dùng thuốc phục hồi thần kinh, tim mạch và hô hấp; có thể truyền tĩnh mạch dung dịch glucoza, nước muối sinh lý, các thuốc trợ sức, trợ lực…

Chú ý, sau khi bị cảm nắng, cảm nóng, sức khỏe của vật nuôi bị giảm, do đó cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung các vitamin và men tiêu hóa để vật nuôi nhanh bình phục và tránh các bệnh kế phát.

4. Phòng bệnh

- Trước khi vào mùa nắng, cần kiểm tra, kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cung cấp nước và làm mát trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

 Kiểm tra hệ thống làm mát của chuồng lạnh nuôi lợn, gà

 

Đối với chuồng lạnh, cần kiểm tra vận hành của quạt hút gió, máy bơm nước, giàn mát và máy phát điện...

 
 Chuồng bò sữa có mái kép và quạt cho từng con  Hệ thống phun nước trên mái

Đối với chuồng thông thoáng tự nhiên: Cần thiết kế chuồng đủ thoáng mát, mái kép hút gió tốt hơn. Nên trồng cây che mái, cây leo lên mái hoặc dùng lưới đen che hướng chiếu trực tiếp của ánh nắng; có thể dùng hệ thống phun nước trên mái. Có thể lắp hệ thống quạt ở vị trí đầu hướng gió để quạt gió mát vào chuồng, không nên lắp quạt trần ở những chuồng không có trần cách nhiệt.

Đối với chuồng nuôi lợn thương phẩm, có thể thiết kế bể tắm cho lợn nhưng phải thường xuyên thay nước để nước luôn mát và đảm bảo vệ sinh. Nếu chuồng không có bể tắm thì tắm cho lợn 1 – 2 lần/ngày.

- Mật độ vật nuôi hợp lý: trâu, bò: 6 - 8 m2/con; Lợn mang thai: 3 - 4 m2/con; Lợn đang nuôi con: 5 - 6 m2/con; Lợn thương phẩm (từ 60 kg trở lên): 1,5 - 2 m2/con; Gà giai đoạn đẻ: 3 - 4 con/ m2; Gà thương phẩm (từ 1,5 kg/con trở lên): 4-6 con/ m2.   

- Cung cấp đầy đủ nước uống vệ sinh và mát cho vật nuôi, bổ sung điện giải, vitamin C. Nếu máng uống tự động không cung cấp đủ nước, cần phải bổ sung máng uống.

- Vào những ngày nắng, nóng, nên cho vật nuôi ăn lúc sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn giảm nhưng tăng chất lượng thức ăn; đối với gia súc ăn cỏ, cần tăng lượng thức ăn thô xanh.

- Không chăn thả hoặc cho gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài.

- Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, chế độ làm việc (đảm bảo thể trạng cơ thể trung bình, không quá béo), vệ sinh thú y, dùng vắc xin phòng bệnh (Nên dùng vắc xin cho vật nuôi vào những ngày thời tiết mát, vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều tối). Thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi để kịp thời cách ly, xử lý khi phát hiện những con có biểu hiện bất thường.

- Khi vận chuyển gia súc gia cầm trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào ban đêm  hoặc sáng sớm, chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài, cần cho gia súc, gia cầm nghỉ ngơi hợp lý vào thời điểm nắng nóng, đưa gia súc, gia cầm vào nơi thoáng mát, nhiều cây cối để chăm sóc, bổ sung thức ăn, nước uống (có bổ sung điện giải và vitamin C) cũng như kiểm tra sức khỏe con vật trong suốt quá trình vận chuyển. 

Theo Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 294


Hôm nayHôm nay : 88341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61525365