Cụ thể, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thông tin: Cỏ Cirsium arvense có chứa một chút độc tố nhưng không đáng kể. Loại cỏ này mọc khắp nước Nga từ nhiều năm nay. Có những nơi xen lẫn với cây lúa mì. Khi thu hoạch lúa mì người ta sẽ gặt luôn cả cỏ này.
"Chúng ta cứ đưa ra nguy cơ này nọ nhưng tôi thấy ngay các nước láng giềng của ta như Thái Lan, Indonesia... họ đâu có cấm lúa mì lẫn cỏ này. Tôi cũng chưa thấy cỏ này mọc tại Việt Nam, gây tác hại gì cả. Chưa kể, lúa mì nhập vào nước ta, xay ra bột, làm thực phẩm tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi thì nguy cơ cỏ này có thể lây lan lại cực thấp" - chuyên gia Nguyễn Lân Hùng.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng tại tọa đàm. Ảnh: Đàm Duy
"Nhiều khi chúng ta cứ trầm trọng hóa vấn đề lên. Làm sao nâng cao năng lực giám sát, quản lý mà chưa cần phải cấm mới là ý nghĩa, chứ cứ lo sợ là cấm thì dễ quá" - ông Nguyễn Lân Hùng nói.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cũng kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật nên cho doanh nghiệp thêm thời gian bởi để thay đổi bạn hàng, đối tác đã gắn bó hàng chục năm với doanh nghiệp không dễ.
"Làm sao vừa quản lý tốt, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động đó mới là nhà quản lý giỏi" - ông Nguyễn Lân Hùng.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 8 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm 53% thị phần; Australia chiếm 25%, Canada chiếm 9%, Mỹ chiếm 4% và Brazil chiếm 2%. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn