22:22 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần lưu ý chế độ ăn của tôm

Thứ ba - 04/06/2013 23:13
Tôm là động vật biến nhiệt, luôn chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường. Mùa nắng nóng, các yếu tố nhiệt độ, ôxy... thường thay đổi đột ngột dễ khiến tôm bị sốc hoặc phát bệnh. Vì thế, ngoài việc chống nóng, người nuôi còn cần lưu ý chế độ ăn của tôm.

Nguy cơ từ nắng nóng

Khi thời tiết nắng nóng gay gắt kèm theo những cơn mưa trái mùa, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, pH, hàm lượng ôxy hòa tan, độ trong... thay đổi, gây bất lợi cho sức khỏe tôm nuôi do bị sốc.

Ở nhiệt độ cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp; quá trình hô hấp của tôm xảy ra nhiều hơn và các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm. Khi nhiệt độ tăng cao trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy.

Hơn nữa, vào mùa nắng nóng, tảo phát triển nhiều; khi tảo phát triển đến giai đoạn nhất định (7 - 10 ngày) sẽ dẫn đến quá trình tàn lụi, làm biến động pH và tích tụ nhiều khí độc trong ao.

Ảnh: Trần Út

 Cho ăn hợp lý

Chọn thức ăn có chất lượng tốt và cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn. Bên cạnh đó, tùy tình hình thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết…), kết hợp theo dõi nhá (sàn) cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu thức ăn trong ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm.

Trộn men tiêu hóa, Vitamin C, các loại khoáng cần thiết cho tôm, chất tăng miễn dịch, giải độc gan giúp tôm tăng sức đề kháng ngay từ giai đoạn đầu.

Khi tôm 1 tháng tuổi, thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đặc biệt là gan tụy, đường ruột và hoạt động của tôm nuôi để phát hiện sớm triệu chứng bất thường và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Khi tôm thẻ chân trắng trên 30 ngày tuổi, nên giảm liều lượng cho ăn ban đêm và tăng cường chạy quạt từ 7 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sang hôm sau, tùy theo mật độ thả tôm trong ao.

Không nên cho tôm ăn khi trời quá nóng và cần điều chỉnh thời gian cho ăn vào sáng sớm, chiều muộn hoặc cho ăn nhiều hơn vào buổi tối. Ngoài ra, cần phải dựa vào độ trong, nếu độ trong thấp hơn 30 cm cho biết tôm đã được cho ăn quá mức 2 - 4 ngày trước đó.


 

>> Tôm nuôi chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi điều kiện môi trường phù hợp đặc điểm sinh học. Vì vậy, cần theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên để có biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm.


 

Huyền Linh (Thuysanvietnam.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 582231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70809546