14:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng tôm lớn hướng đến VietGAP

Thứ bảy - 23/08/2014 22:00
Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao.
Triển vọng nuôi tôm quảng canh cải tiến theo chuẩn VietGAP

Triển vọng nuôi tôm quảng canh cải tiến theo chuẩn VietGAP

Bình quân, mỗi vụ tôm từ 3 - 4 tháng người nuôi đạt lợi nhuận trên dưới 40 triệu đồng/ha.

Từ quảng canh đến quảng canh cải tiến

Tỉnh Cà Mau có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm. Tuy nhiên, năng suất còn thấp do nuôi quảng canh truyền thống là chủ yếu. Để tăng năng suất, hiệu quả nuôi tôm, Trung tâm KN-KN tỉnh đã triển khai mô hình cánh đồng tôm lớn tại huyện Cái Nước.

Mô hình cánh đồng tôm lớn đầu tiên được thử nghiệm tại ấp Rạch Mũi, xã Phú Hưng với 30 hộ nông dân tham gia trên diện tích 30 ha. Đến nay, mô hình này đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và được nông dân hưởng ứng.

Ông Trương Chí Nguyễn, một hộ dân làm trong Tổ hợp tác ấp Rạch Mũi cho biết: "Tham gia mô hình cánh đồng tôm lớn mọi người cùng nhau làm đồng loạt từ việc xử lý vuông nuôi, thả giống, xử lý hóa chất, thả dặm thêm tôm nên hạn chế được dịch hại. Đặc biệt, được cán bộ kỹ thuật khuyến nông thường xuyên xuống hướng dẫn".

“Năm rồi gia đình làm 2 vụ tôm trên diện tích 1 ha thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu. Do chi phí nuôi tôm quảng canh cải tiến chủ yếu chỉ đầu tư con giống và cải tạo ao đầm khoảng 15 triệu đồng/ha”, ông Nguyễn nói.

Về kỹ thuật nuôi, ông Nguyễn chia sẻ: "Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo quy trình trong cánh đồng tôm lớn muốn thành công cần chú trọng cải tạo ao đầm, kiểm soát chất lượng con giống. Thêm bí quyết để thành công chính là sử dụng men vi sinh hợp lý. Cụ thể, khi tôm còn nhỏ dưới 2 tháng tuổi, sử dụng vi sinh định kỳ từ 10 - 15 ngày/lần. Sau 2 tháng tuổi, dùng 1 lần/tuần giúp cải tạo môi trường (phân hủy thức ăn, chất thải và diệt khí độc)".

Sau khi thử nghiệm thành công ở Tổ hợp tác ấp Rạch Mũi, Trung tâm KN-KN kết hợp cùng Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước tiếp tục phổ biến mô hình này tại xã Đông Hưng trên diện tích 65 ha, với 57 hộ tham gia.

Ông Nguyễn Trần Thức, GĐ Trung tâm KN-KN Cà Mau cho biết: "Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000 ha. Trong đó, có 7.800 ha nuôi tôm công nghiệp và một số diện tích đang phát triển nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích còn lại phần lớn nuôi tôm quảng canh nên năng suất không cao. Trung tâm đang kết hợp với Phòng NN-PTNT các huyện phổ biến mô hình nuôi quảng canh cải tiến trong cánh đồng tôm lớn, hướng đến VietGAP để phát triển bền vững hơn".

Ông Đoàn Văn Chính, Phó phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết: "Mô hình dễ làm, chi phí chỉ 15 triệu đồng/ha/năm, nhưng thu nhập khoảng 80 triệu đồng/ha/năm. Nuôi quảng canh cải tiến không đầu tư cao như nuôi công nghiệp mà năng suất hiệu quả hơn nuôi truyền thống. Huyện Cái Nước hiện có khoảng 9.000 ha nuôi tôm quảng canh, trong thời gian tới sẽ phát triển nhân mạnh mô hình quảng canh cải tiến".

Tiến lên VietGAP

Từ những thành công ban đầu, Trung tâm KN-KN tỉnh đã kết hợp cùng Ngân hàng Thế giới, triển khai cho 4 hộ trong Tổ hợp tác Rạch Mũi nuôi tôm quảng canh cải tiến theo tiêu chuẩn VietGap. Kết quả mang lại thành công ngoài sự mong đợi, năng suất tăng gấp 1,5 lần nuôi theo cách cũ.

Ông Lâm Văn Tính (53 tuổi), một hộ dân ở Rạch Mũi được chọn làm thử nghiệm nuôi tôm VietGAP (SX nông nghiệp tốt) nói: “Trước đây khi chưa được phổ biến kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, người dân vùng này nuôi theo hướng truyền thống năng suất rất thấp. Đến nay bà con đã khá hơn nhờ nuôi tôm quảng canh cải tiến. Khi làm theo tiêu chuẩn VietGAP còn trúng hơn, năng suất tăng cao hơn so với nuôi quảng canh”.

Ông Tính nuôi theo chuẩn VietGAP 1 ha, vụ thu hoạch vừa qua thu được 400 kg tôm sú, giá từ 200 - 250 ngàn đồng/kg tùy loại. Sau khoảng 4 tháng nuôi lợi nhuận 60 - 70 triệu đồng. Các hộ nuôi VietGAP còn lại không hề thua kém về năng suất.

Sau khi cho thực nghiệm nuôi quảng canh cải tiến theo tiêu chuẩn VietGAP 4 ha tại xã Phú Hưng, vừa qua Trung tâm KN-KN cùng Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước tổ chức hội thảo đánh giá mô hình. Kết quả được khẳng định thành công, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nuôi truyền thống khoảng 3 - 4 lần và nuôi quảng canh cải tiến 1,5 lần.
                                                                                                                 Trần Hiếu
                                                                                                        Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 508

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 506


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 667488

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70894803