21:18 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấy lúa "phi tiêu", chi phí nhân công giảm 400-500 ngàn đồng/sào

Thứ tư - 02/03/2016 03:39
Thay vì còng lưng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, chị em phụ nữ chỉ việc đứng thẳng lưng cầm từng dảnh mạ... phi xuống bùn.
Những năm gần đây, tại một số địa phương của tỉnh Bắc Giang, điển hình là huyện Yên Thế phát triển và nhân rộng mô hình cấy lúa "phi tiêu". Thay vì còng lưng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, chị em phụ nữ chỉ việc đứng thẳng lưng cầm từng dảnh mạ... phi xuống bùn.

Nông dân huyện Yên Thế cấy lúa "phi tiêu".

Chị Cao Thị Thanh Thế ở xã Cầu Gồ, huyện Yên Thế cho biết, ưu điểm của mô hình cấy lúa "phi tiêu" là tiết kiệm mạ, giảm nhân công, tăng năng suất lúa. Nếu cấy bằng tay truyền thống, bình quân 1 sào (360m2) nông dân phải dùng tới 3kg thóc giống và 4 người cấy cật lực một ngày mới xong. Còn với phương pháp cấy mạ "phi tiêu", chỉ cần 1kg thóc giống và 1 nhân công nửa ngày có thể cấy xong một sào.

Để áp dụng phương pháp cấy phi tiêu, bà con tiến hành gieo mạ vào hệ thống khay nhựa có khuôn giống khay đựng trứng (các mắt khay chỉ nhỏ bằng ngón tay với giá rất rẻ, chỉ 2.000 đồng/khay) nhưng sử dụng được vài năm. Thời gian từ lúc gieo mạ đến khi cấy khoảng 10 - 12 ngày với tỉ lệ nảy mầm rất cao, trên 90%. Lúc này, người dân chỉ việc mang khay mạ ra ruộng đã làm đất sẵn, móc từng khóm mạ trong các mắt khay phi xuống ruộng theo mật độ phù hợp. Chỉ khoảng 2 - 3 ngày sau lúa bén rễ lên xanh tốt.

Một ưu điểm khác của mô hình cấy lúa "phi tiêu" là ngay cả đàn ông, con trai cũng có thể thực hành một cách dễ dàng vì không cần yêu cầu kỹ thuật “ngay hàng thẳng lối” như cấy tay. Quả thực, đi trên các con đường ở huyện Yên Thế, chúng tôi chứng kiến rất nhiều đàn ông tham gia cấy lúa "phi tiêu" cùng chị em.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Yên Thế cho biết, phong trào gieo mạ khay cấy "phi tiêu" xuất hiện tại Yên Thế cách đây khá lâu, khởi nguồn từ một số hộ dân đi lao động tại Trung Quốc du nhập về. Sau đó, địa phương nhận thấy có nhiều ưu điểm nên hỗ trợ nhân rộng mô hình.

Theo bà Xuân, trong tổng số trên 2.300ha lúa gieo cấy vụ xuân 2016 của huyện Yên Thế chiếm tới 1.700 - 1.800 (khoảng 80%) là gieo cấy bằng mô hình mạ khay "phi tiêu". Trong thời gian tới, huyện phấn đấu 100% diện tích lúa gieo cấy bằng phương pháp này.

Nhờ cấy lúa "phi tiêu", nhiều nông dân huyện Yên Thế cho biết, chi phí nhân công giảm 400 - 500 nghìn đồng/sào, năng suất bình quân tăng 5 - 8%. Điều đó hỗ trợ, động viên họ tiếp tục gắn bó với đồng ruộng, bởi việc thuê nhân công cấy hiện nay lên tới 200 nghìn đồng/ngày mà không phải lúc nào cũng thuê được. Từ Yên Thế, mô hình cấy lúa "phi tiêu" bắt đầu lan rộng ra các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Theo Danviet.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 928876

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64914820