08:20 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây nỏ bảo vệ mùa màng

Thứ hai - 13/07/2015 06:44
Nếu trước kia, chiếc nỏ - là loại vũ khí thiết thân được gìn giữ qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Raglai (Ninh Thuận), thì giờ đây cây nỏ có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đồng bào bảo vệ mùa màng.

Xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), là nơi có rất đông người Raglai sinh sống. Bà con ở đây rất yêu quý chiếc nỏ, vì trong sản xuất, có thể dùng nỏ để xua đuổi các loại động vật hoang dã trên rừng kéo xuống phá hoại mùa màng. Anh Chu Ru Phấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ma Nới cho biết: Ngoài nghề đan lát, đan gùi, thì người dân nơi đây còn biết làm nỏ. Không ai nhớ rõ, nhưng nghề làm nỏ ở đây phải có từ rất lâu rồi. Ngày xưa trai tráng trong làng ai ai cũng phải biết bắn nỏ. Hàng năm, cứ vào các ngày lễ hội, địa phương luôn tổ chức các hoạt động thể thao bắn nỏ, nhằm giúp cho người dân có điều kiện giao lưu học hỏi.

 

Cay no bao ve mua mang
Anh Vút và cây nỏ mới làm của mình. Ảnh: C.T
Anh Ta Uyên Vút, người dân xã Ma Nới kể: “Tôi biết làm nỏ từ năm 1970. Lúc đầu tôi làm chưa được đẹp, còn nhiều khuyết điểm, nỏ bắn không được xa và nhanh hư hỏng. Phải vài năm sau, chiếc nỏ tôi làm ra mới có độ bền và chuẩn xác. Theo anh Vút, cái khó nhất của việc làm nỏ là phải tìm nguyên liệu tận trên rừng sâu. Thân cây nỏ thường làm bằng cây bằng lăng, bo bo hoặc cây va róa (tiếng dân tộc), dây làm bằng lồ ô và tên bắn làm bằng cây nứa. Để hoàn thành một chiếc nỏ phải mất 7 – 10 ngày”. 

Nhà anh Vút trồng 4 sào bắp, đậu và đu đủ. Nhờ có chiếc nỏ mà anh đã bảo vệ được mùa màng, lại còn kiếm được thịt thú rừng (xuống phá rẫy). Vì vậy chiếc nỏ luôn có trên vai anh mỗi khi đi thăm rẫy. “Ngày trước, bắp, đậu của gia đình đến kỳ thu hoạch thường bị heo rừng, cọp xuống phá hoại hết. Mỗi khi chúng xuống cả trăm con. Nếu không có loại vũ khí này thì chắc chắn không ai dám vào rẫy và cũng không ai dám trồng trọt” – anh Vút nói. Riêng gia đình anh có 7 chiếc nỏ lớn nhỏ để bảo vệ mùa màng. Do làm chiếc nỏ khá chuẩn nên anh thường xuyên nhận được đơn đặt hàng của các hộ trong thôn, với giá từ 300.000 – 350.000 đồng/nỏ nhỏ và 400.000 – 500.000 đồng/nỏ lớn.

Anh Ta Uyên Thao cùng xã Ma Nới, cho hay: Ngày xưa, trai tráng trong bản ai ai cũng biết bắn nỏ. Người nhỏ bắn loại nhỏ nỏ, còn người lớn bắn loại nỏ to hơn. Người bắn nỏ giỏi phải có sức mạnh và có sự khéo léo. Người bắn nỏ phải thường xuyên tập luyện và ngắm thật kỹ thì độ chính xác mới cao. Người thợ làm nỏ giỏi chiếc nỏ có thể bền đến 25 năm.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 369

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 368


Hôm nayHôm nay : 42551

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 705077

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70932392