16:42 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

Thứ ba - 23/08/2016 23:54
Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc, gia cầm; đồng thời khi mưa to, có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

 

Khi gió lớn, những cơn gió giật có thể gây đổ nhà, chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão, để tăng sức khỏe cho gia súc, gia cầm, tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của ngoại cảnh và sự đe dọa của bệnh dịch là rất cần thiết.

Để làm được điều đó, bà con phải thực hiện tốt một số công việc sau đây:

1. Chuồng trại

Vị trí chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, cách các chuồng nuôi khác, xa khu đông dân nhằm hạn chế nguy cơ truyền lây dịch bệnh cho con người và ngược lại. Chuồng nuôi nên xây dựng xa vùng lũ quét.

Chuồng nuôi phải chắc chắn, chống dột, ngập lụt, có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ gia súc, gia cầm khi mưa to, gió lớn; phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc, gia cầm. Ở những vùng đất trũng, nền chuồng phải làm cao để tránh ngập úng. Có đủ bạt để che mưa hắt.

Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.

Đảm bảo cách ly giữa chuồng nuôi và khu sinh hoạt hoặc giữa các chuồng nuôi. Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi.

Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cho gia súc, gia cầm, để tăng sức khỏe, giúp gia súc, gia cầm có đủ khả năng chống lại các tác động bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.

Đảm bảo nguồn thức ăn: cây cỏ là nguồn thức ăn chính cho gia súc ăn cỏ, khi mưa bão, cây cỏ dễ bị ngập, đổ và chết vì vậy cần chú ý chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể phơi khô (rơm và cỏ), ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa bão. Đặc biệt nên lưu ý cung cấp thêm cho gia súc ăn cỏ nguồn thức ăn tinh để chúng có thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi (nhưng chú ý tập cho gia súc ăn cỏ ăn thức ăn tinh, ăn ít và tăng dần đến khoảng 2 kg/con/ngày; cho ăn khô, không được hòa nước cho uống). Với thức ăn, cần cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng, thức ăn cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm: thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi gia súc, gia cầm để diệt mầm bệnh có trong môi trường. Chuẩn bị dự phòng một số thuốc thú y thiết yếu như thuốc trợ sức, trợ lực, kháng sinh phổ rộng, thuốc sát trùng….

      Phun sát trùng trong chuồng nuôi 

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, Clorin… để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm phòng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh thường gặp ở vật nuôi như tụ huyết trùng cho trâu bò; dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh cho lợn; cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng cho gà; cúm gia cầm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng cho vịt, ngan.

 

Tiêm phòng cho bò

 

- Bổ sung các vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời tiết bất lợi.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt dễ nhận biết những bất thường vào sáng sớm thông qua:

+ Lắng nghe: để phát hiện được những âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hằng ngày.

+ Quan sát trạng thái vật nuôi để phát hiện được những bất thường như uể oải, ủ rũ hoặc hung hăng; kiểm tra trạng thái phân, nước tiểu; đồng thời kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm.

+ Ngửi: Nhận ra có mùi khác thường hay sự kém thông thoáng… giúp biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.

- Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra xung quanh, tránh lây lan dịch bệnh.

4. Khi gia súc, gia cầm bị mưa ướt

Khi gia súc, gia cầm bị mưa hắt hoặc dột… ngâm nước hoặc ướt lâu sẽ làm mất nhiệt, giảm sức đề kháng và dễ phát sinh bệnh., vì vậy cần đưa ngay gia súc, gia cầm ướt vào chuồng khô và ấm. Với gia cầm phải đưa lên chuồng lồng, sàn hoặc nền có đệm lót khô. Bổ sung vitamin, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm, nếu có biểu hiện bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp… thì phải điều trị kịp thời.

Theo Nguyễn Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150524

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71377839