08:23 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng

Thứ bảy - 01/07/2017 21:04
Làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa bởi tính chất quyết định năng suất, do đó bất kỳ một tổn thương nào tại thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con.

 

Vì vậy, bà con cần trang bị thật đầy đủ kiến thức canh tác về chăm sóc lúa ở giai đoạn làm đòng để vừa đạt năng suất cao, vừa tối ưu về mặt chi phí.

Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng
Nông dân ĐBSCL phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

GS. TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Làm đòng là một giai đoạn cực trọng đối với cây lúa vì là lúc chuyển đổi từ thời kỳ sinh trưởng sang sinh sản, ở thời điểm này cây lúa vừa phải hoàn thiện các bộ phận, vừa phải tích lũy thật nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng, do đó vấn đề tập trung dinh dưỡng là rất lớn mà dinh dưỡng nhiều thì sâu bệnh lại dễ tấn công”. 

Điều này hoàn toàn phù hợp với thông tin được ghi nhận từ các địa phương, cụ thể là tại thời điểm làm đòng trong vụ HT 2017 đã và đang có rất nhiều đối tượng gây hại đe dọa quá trình sinh trưởng của cây lúa, về côn trùng thì có rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu cắn chẽn, nhện gié, muỗi hành..., về bệnh hại thì có đạo ôn, cháy bìa lá và khô vằn.

  Mặc dù các đối tượng gây hại là rất nhiều và khó kiểm soát nhưng bà con đừng vì nôn nóng và lo sợ quá mức mà áp dụng các biện pháp phòng trị không đúng cách như phun thuốc liên tục hay phối trộn từ rất nhiều loại với nhau, điều này sẽ làm tốn kém rất nhiều ở chi phí đầu tư mà lại gây ảnh hưởng xấu đến thiên địch có lợi và sức khỏe. 

Theo lời khuyên từ các nhà khoa học thì trước hết bà con cần chuẩn bị tốt ở các bước đầu tiên như làm đất, cày sâu bừa kỹ để tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, chọn thời điểm gieo sạ phù hợp và đồng loạt nhằm né tránh sâu rầy, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa để tránh trường hợp thừa dinh dưỡng. Nên quan sát thật kỹ trên đồng ruộng để xem đối tượng nào đang tấn công nhằm chọn ra loại thuốc phù hợp vì đôi khi chỉ cần sử dụng một loại thuốc đã có thể quản lý nhiều đối tượng cùng lúc, nhờ vậy sẽ giảm được một phần rất lớn chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, bà con cần cường lực thêm cho cây lúa bằng cách sử dụng Plasti Mula 1SL tăng cường sức sống để cây lúa khỏe hơn, có thể phun Plasti Mula 1SL trước khi bón phân đón đòng từ 3 – 5 ngày để cây lúa ra nhiều rễ mới và phát triển nhiều lông hút nhằm tiếp nhận cũng như hấp thu tối đa các nguồn dinh dưỡng. Từ đó, cho đòng to, hạn chế thất thoát nguồn phân bón mà bà con đã đầu tư.

Với tất cả những tính năng vượt trội, Plasti Mula 1SL tăng cường sức sống đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu đối với cây lúa vào giai đoạn làm đòng. Quý bà con hãy liên hệ hotline 1800 1083 để được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác cũng như các biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả và tối ưu nhất.

Theo Hồng Nhung/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 28573

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 256162

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73303133