20:41 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi nhanh giàu hơn trồng trọt

Thứ sáu - 29/06/2012 22:15
"Trong khi ngành trồng trọt đã tiến dài và đạt đến tới hạn, thì ngành chăn nuôi vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Việc xoá đói giảm nghèo, làm giàu từ chăn nuôi sẽ dễ dàng hơn".

PGS - TS Hoàng Văn Tiệu - Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ NNPTNT) đã chia sẻ với NTNN xung quanh câu chuyện nghiên cứu và phát triển ngành chăn nuôi nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Viện (1952-2012)

Vừa nghiên cứu, vừa chật vật kiếm tiền

Dù đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu và phân phối giống, tuy nhiên, doanh nghiệp và nông dân chăn nuôi trong nước vẫn phải nhập khẩu nhiều giống ngoại. Phải chăng là công tác nghiên cứu giống của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu?

- Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chúng tôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Như bò sữa, trước đây, chúng ta nhập là chính. Sau đó cũng đã có sự phát triển giống bò sữa trong nước. Tuy nhiên, do nhu cầu về sữa tăng cao nên nhân giống trong nước chưa thể đáp ứng được.

Chăn nuôi bò sữa quy mô lớn ở trang trại bò của TH true Milk ở Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Tuy nhiên, tỷ lệ bò sữa nhập ngoại giảm mạnh so với trước. Ngoài bò sữa, việc chủ động về giống thể hiện rõ nhất ở con vịt. Các giống vịt siêu thịt đã được nhập vào và nuôi, chọn lọc thành công. Tổng đàn hiện đạt 7,5-8 triệu con vịt được nhân rộng từ giống của Viện.

Với giới nghiên cứu trong nước, vấn đề dư luận thường nói đến là nghiên cứu xa rời thực tế. Ông có khi nào nghe có người nói về Viện Chăn nuôi như vậy chưa?

- Trước đây, công tác nghiên cứu của chúng ta còn chưa gắn nhiều với thực tiễn. Nhưng những năm gần đây, Viện kết hợp nghiên cứu gắn với thực tiễn; thậm chí, vừa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, vừa nghiên cứu ngoài thực tiễn. Việc này làm cho kết quả nghiên cứu phù hợp và nhanh chóng vào được thực tiễn. Các nhà khoa học của Viện vừa làm ở Viện, ở trang trại của bà con và các công ty.

Câu chuyện ở Trung tâm Vịt Đại Xuyên (Phú Xuyên, Hà Nội) là minh chứng cho việc đó. Trung tâm đã làm tốt công tác nhân giống cung cấp cho bà con. Thậm chí, tại đây hình thành nên một khu chợ chuyên bán giống vịt. Gà Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội) cũng là một địa chỉ tin cậy về giống cho bà con chăn nuôi.

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp còn quá thấp. Thực tế đó có làm cho hoạt động của Viện gặp khó khăn?

- Đánh giá như vậy là đúng. Nền nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho 70-75% dân số. Nông nghiệp góp phần làm ổn định an ninh lương thực từ đó giúp ổn định xã hội. Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp hiện nay là quá thấp.

Việc đầu tư thấp cho nông nghiệp dẫn đến việc phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Ở các cơ quan nghiên cứu như chúng tôi cũng vậy. Do đầu tư Nhà nước ít, trả lương thấp nên các Viện rất khó thu hút được người giỏi về. 15 năm nay, Viện chỉ tuyển được 2,3 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Những người khá giỏi chủ yếu làm ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nước ngoài.

Viện Chăn nuôi là đơn vị sớm triển khai mô hình tự chủ trong nghiên cứu khoa học. Việc đó có giúp cho Viện bớt khó khăn hơn?

- Đáng ra, đã làm khoa học thì phải dành thời gian để nghiên cứu; nếu phải đi lo kiếm tiền thì không còn thời gian, tâm trí đâu để nghiên cứu. Sau một thời gian nữa, hoạt động mô hình này cũng cần xem xét lại. Chẳng hạn, Nhà nước phải có cơ chế làm thế nào để các cơ quan nghiên cứu có thể vay vốn được. Nếu cứ để các viện tự làm việc với ngân hàng, lấy trụ sở để cầm cố mà vay thì không ổn.

Chăn nuôi lợi lớn, khó làm

Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với ngành chăn nuôi, PGS - TS có thể so sánh tiềm năng của ngành chăn nuôi so với các lĩnh vực khác trong nông nghiệp?Viện Chăn nuôi được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất

Viện Chăn nuôi thành lập cách đây 60 năm tại Chiến khu Việt Bắc. Sau 4 lần sáp nhập và chuyển đổi tên (Viện Khảo cứu Nông lâm (1955), Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957), Học viện Nông lâm (1959), Viện Khoa học Nông nghiệp (1963), đến năm 1969 Ban Chăn nuôi thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp được tách ra và lấy lại tên Viện Chăn nuôi quốc gia. Hiện Viện có 8 bộ môn nghiên cứu khoa học, 1 phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, một phòng thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật, 11 trung tâm nghiên cứu trực thuộc, 1 công ty liên doanh với Công ty Guyomarc'h Pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tổng số cán bộ công nhân viên của Viện là 1032 người, trong đó có 400 kỹ sư, cử nhân, 114 thạc sĩ, tiến sĩ, 4 phó giáo sư.

Trong 60 năm qua, Viện nghiên cứu, lai tạo, bảo tồn, chuyển giao thành công nhiều giống lợn, gia cầm, bò, dê, cừu, trâu, ngựa…, nghiên cứu phát triển các quy trình chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi… Với những thành tích đó, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập này, Viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

- So với chăn nuôi, thì thuỷ sản đang có tỷ trọng thấp hơn nhiều với chăn nuôi, dù ngành thuỷ sản có khả năng xuất khẩu rất cao. So với trồng trọt thì chăn nuôi có tỷ trọng thấp hơn; chăn nuôi chỉ chiếm 25-26% GDP của ngành nông nghiệp, còn trồng trọt chiếm hơn 60%.

Tuy nhiên, bước đi của trồng trọt đã gần đạt tới hạn. Nếu dựa vào trồng trọt để xoá đói, giảm nghèo, làm giàu sẽ khó hơn so với làm chăn nuôi.

Nhiều bà con cũng nhận ra như vậy. Nhưng theo ông, vì sao các hộ gia đình vẫn chưa thể làm giàu từ chăn nuôi?

- Nguyên nhân chính là đầu tư cho chăn nuôi lớn, trong khi dân mình còn nghèo. Thứ hai là công tác phòng trừ dịch bệnh của bà con chưa tốt. Phần nữa là thị trường tiêu thụ còn bấp bênh.

Nếu tổ chức được mô hình khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ thì sẽ phát triển ổn định. Theo tôi, Nhà nước cần sự hỗ trợ, trợ giá cho bà con nông dân đầu tư phát triển cho chăn nuôi.

Với một hộ dân có đất vườn, bờ bãi, thì theo ông, họ nên làm gì?

- Bà con không nên làm cái này mà thôi cái kia. Bà con có thể kết hợp được giữa trồng trọt và chăn nuôi. Dưới tán cây ăn quả, nếu chăn nuôi thì con vật sẽ giúp làm sạch cỏ, bắt sâu bọ, bón thêm phân cho cây. Tuy nhiên, việc tổ chức thế nào, nuôi trồng cái gì với nhau thì cần hướng dẫn cho bà con.

Hiện nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ có xu hướng chăn nuôi các con đặc sản nhưng thất bại rất nhiều. Ông có lời khuyên nào cho những bà con đi theo hướng này?

- Đa dạng hoá sản phẩm là hướng đi cần thiết. Tuy nhiên, bà còn phải căn cứ vào nhu cầu thị trường. Nhu cầu ở đây là nhu cầu thực, là khả năng người tiêu dùng bỏ tiền nông sản chứ không phải là mong muốn của họ. Một người có thể muốn mua, và tiêu thụ được thêm một vài cân thịt đặc sản nhưng họ lại không bỏ tiền ra mua.

Đó là hai việc khác nhau. Thực tế là, nhiều khi bà con chăn nuôi theo phong trào khiến sản phẩm dư thừa, bị tư thương ép giá dẫn đến thua lỗ xảy ra nhiều. Bà con phải nghiên cứu kỹ nhu cầu để đưa ra quyết định, nếu không sẽ thua. Song Nhà nước cũng phải có dự báo để đưa ra chiến lược chăn nuôi cho bà con.

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921807

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72604516