20:09 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai trẻ và máy tuốt lạc “khỏe” bằng 40 nhân công

Thứ năm - 28/08/2014 20:57
Với niềm đam mê chế tạo máy, những năm qua kỹ sư trẻ Lương Nguyễn Bảo Phong (ngụ tại Tây Ninh) đã chế tạo ra hơn 20 loại máy móc, thiết bị nông nghiệp phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch các loại cây mì, mía và cao su. Mới đây kỹ sư Phong đã chế tạo thành công máy tuốt đậu phộng (lạc).
Kỹ sư Lương Nguyễn Bảo Phong bên chiếc máy tuốt đậu phộng mới được chế tạo thành công.

Kỹ sư Lương Nguyễn Bảo Phong bên chiếc máy tuốt đậu phộng mới được chế tạo thành công.

Theo thiết kế máy này có kích thước (dài - rộng – cao) là 4,8x2x2,6m, trọng lượng 800kg. Ngoài phần thùng máy các bộ phận khác của máy có thể tháo rời để dễ dàng di chuyển trên những đồng ruộng, sau đó lắp ráp lại để tuốt đậu.

Về nguyên lý hoạt động của máy, đậu phộng được đưa lên băng tải, đi vào trống tuốt dọc trục. Trống nhận momen quay từ máy kéo sinh ra lực ly tâm ép các cây đậu vào máng tuốt làm cho hạt đậu và lá đậu bứt ra khỏi dây và rơi xuống sàn.

Dây được đưa ra ngoài quạt đẩy, cuối trống còn lá và hạt sau khi xuống sàn di chuyển đến quạt hút làm cho lá bay ra ngoài. Hạt tiếp tục di chuyển ra sau cùng với thân gãy, còn lá và tạp chất có khối lượng nhỏ được hút ra ngoài. Sau đó hạt và thân cây gãy di chuyển ra ngoài gặp lưới sàng có lỗ vừa bằng hạt rớt xuống máng, còn thân cây di chuyển ra ngoài rơi xuống đất.

Kỹ sư Phong cho biết để làm ra cái máy, anh và các công nhân phải mất hơn 1 năm mày mò nghiên cứu và trải qua hàng chục lần thử nghiệm, cải tiến. Để làm ra máy này anh tốn gần 250 triệu đồng, nhưng giá bán chiếc máy chỉ khoảng 110 triệu đồng.

Về hiệu quả của máy tuốt đậu phộng, kỹ sư Phong cho biết: “Theo số liệu lấy thực tế tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, chi phí tuốt đậu phộng cho 1ha được tính theo tấn là khoảng 1,5 triệu đồng. 1 ha bình quân đạt 4 tấn chi phí sẽ vào khoảng 6 triệu đồng tiền nhân công, tương đương khoảng 40 lao động thủ công. Trong khi đó máy tuốt đậu phộng 1 ca (khoảng 8 giờ) có thể tuốt được hơn 6 tấn.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chế tạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 72442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60394399