Ông Oanh cho biết thêm, hiện nay HTX Tiến Thành đã đầu tư và hỗ trợ cho 2 cơ sở giết mổ và chế biến, đóng gói trâu, bò với công suất khoảng 5 tạ thịt/mẻ/24 giờ tại địa phương.
"Trước mắt các sản phẩm trâu, bò của chúng tôi sẽ được trưng bày, giới thiệu tại gian hàng trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 vào ngày từ ngày 20-23.9 ở TP.Tuyên Quang"- ông Oanh chia sẻ.
Sản phẩm thịt trâu ngố được HTX Tiến Thành sấy khô, đóng gói trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
ảnh: Trần Quang
Ông Trương Xuân Quý - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ nay đến năm 2020, Hội ND tỉnh sẽ phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học; chăn nuôi trâu bò sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi với quy mô từ 1.000 con trâu thịt, 2.000 con bò thịt/năm.
Dù mô hình chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học ở Tuyên Quang đã thu được nhiều thành quả, song theo ông Oanh, hiện HTX đang gặp nhiều khó khăn.
"Hiện, chúng tôi đang rất thiếu mặt bằng và vốn để đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô chăn nuôi, nhà xưởng chế biến, giới thiệu sản phẩm. Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế" - ông Oanh nói.
Theo Trần Quang (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn