14:17 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Tăng cho vay, giảm cho không

Thứ năm - 11/06/2015 21:04
Ngày 10.6, tại TP.Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Tham vấn xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS-MN) giai đoạn 2016-2020”.
Chính sách cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Tăng cho vay, giảm cho không

Chính sách cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Tăng cho vay, giảm cho không

 
Bà con dân tộc Khmer huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng chăn nuôi bò từ nguồn vốn hỗ trợ.   Ảnh:  Chúc Ly
Số liệu đưa ra tại hội thảo cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 vùng DTTS-MN được ban hành và thực hiện nhiều chính sách trên tất cả các lĩnh vực, phủ kín các vùng DTTS-MN. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan: Bên cạnh những cố gắng trong thực hiện chính sách cho đồng bào DTTS, vẫn còn tồn tại thực trạng chính sách chồng chéo, thời gian thực hiện ngắn. Trong quá trình thực hiện thường kéo dài định mức không còn phù hợp với thực tế, hỗ trợ đầu tư kinh phí không đồng bộ…

 

Cũng theo ông Sơn Phước Hoan, Ủy ban Dân tộc đang tiến hành khảo sát, xin ý kiến các địa phương để chính sách được khả thi, định hướng theo hướng giảm đầu mối văn bản, nguồn lực thực hiện chủ động hơn; tăng cho vay giảm cho không; phân cấp mạnh cho địa phương để chủ động, có cơ chế triển khai thực hiện chủ động cao hơn trong việc thực hiện chính sách dân tộc.

Đồng quan điểm này, ông Ma Ly Phước – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho rằng: “Với chính sách hỗ trợ nhà ở, không nên hỗ trợ tiền mặt cho đồng bào DTTS mà nên tăng cường cho vay. Trung ương cũng không nên cứng nhắc giao cụ thể cho xã hay huyện làm chủ đầu tư, mà nên giao cho địa phương, tùy điều kiện từng nơi sẽ là tỉnh, huyện hoặc xã. Chính sách nên mang tính ổn định, dài hơi để địa phương có thời gian rút kinh nghiệm”. Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách đặc thù giai đoạn 2016-2020 trên 38.717 tỷ đồng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng DTTSMN từ 3,5-4%/năm. Giải quyết đất sản xuất, tạo việc làm cho 80% số hộ đồng bào DTTS nghèo, cơ bản giải quyết tình tạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở địa bàn khó khăn; bố trí, sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống…

Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 465


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 717954

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70945269