15:56 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chống dịch bệnh trên tôm bằng... bột bã mía

Chủ nhật - 01/06/2014 21:16
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Người ứng dụng phương pháp trên là ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết: “Ý tưởng  này thật ra là do một cựu kỹ sư độc lập tên Cường (không nhớ rõ họ) quê ở Bình Định, cũng là một người có nhiều năm nuôi tôm ở ĐBSCL đề xuất”.

Theo ông Ngoãn, ban đầu ông hoàn toàn không tin điều này nhưng với sự thuyết phục của kỹ sư Cường, thay vì để ao bỏ không chờ qua cơn dịch mới thả nuôi, ông đánh liều, làm thử hai ao. “Tôi đang thả nuôi vụ tôm thứ ba bằng cách hòa lẫn bột bã mía vào nước trong ao, hai vụ trước tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thành công 100%, còn vụ này nuôi tôm sú, được hai tháng rồi, tôm phát triển rất tốt”, ông Ngoãn cho biết.

Là người trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thậm chí đã thực hiện nuôi thử nghiệm phương pháp trên, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng: “Phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay, dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm”.

Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt, nó bổ sung các chất như sắt, kẽm, phốt pho... cho cây. Nhưng đồng thời, ở trong nước, bột bã mía cũng rất tốt, nó bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển và một số chất như sắt, kẽm... cũng rất cần cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, nhờ đó làm cho độ kiềm (pH) trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Chính vì vậy, người nuôi không cần phải dùng nhiều vôi, chất nâng độ pH trong nước, đặc biệt ít nhất trong hai tháng đầu, giúp làm giảm rất nhiều chi phí đầu tư.

Cụ thể, theo ông Ngoãn, sử dụng bột bã mía để nuôi tôm, chi phí đầu tư giảm khoảng 40-50%. “Chi phí giảm, thứ nhất, do không cần dùng vôi; thứ hai, do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt nên không phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cũng như các sản phẩm vi sinh đậm đặc do các tập đoàn thuốc thú y sản xuất, được bán với giá đắt đỏ như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.

Theo Kinh Tế Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 234543

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70461858