02:18 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động chống rét cho gia súc, gia cầm

Thứ hai - 15/12/2014 22:28
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc sẽ rét nhất từ đầu mùa đông đến nay. Một số nơi vùng núi nhiệt độ có thể giảm xuống còn 0 độ C. Trước diễn biến phức tạp thời tiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các biện pháp chống đói, rét cho gia súc,gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại.


Sử dụng ngân sách dự phòng

Trước diễn biến phức tạp của các đợt không khí lạnh tràn về, Bộ NN&PTNT có văn bản chỉ đạo các tỉnh miền Bắc chủ động triển khai các biện pháp chống đói, rét cho gia súc.

Chủ động chống rét cho gia súc, gia cầm

Giảm tối đa thiệt hại do giá rét bằng cách gia cố chuồng trại. Ảnh: Đức Tưởng - TTXVN

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ để chống rét cho gia súc, gia cầm. Đề nghị các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc cử các đoàn công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói rét cho gia súc. Khi nhiệt độ dưới 12 độ C, bà con không chăn thả tự do, đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt, che chắn kín, ấm.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để chủ động chống rét, chống đói cho gia cầm, giảm thiệt hại trong chăn nuôi, các tỉnh, thành phố khu vực vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên phải tập trung chỉ đạo nhân dân phòng chống rét cho gia súc.

Trong đó, “UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan trong tỉnh có kế hoạch hành động cụ thể về phòng chống đói, rét cho gia súc. Đặc biệt chú trọng vùng cao, những nơi mà vật nuôi có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết.

Đồng thời “Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để triển khai chống rét cho đàn vật nuôi, hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc miền núi để gia cố, che chắn chuồng trại. Phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét cho gia súc của các địa phương và xây dựng phương án khi có rét đậm, rét hại xảy ra”, Thứ trưởng Tám cho biết.

Bên cạnh đó, Theo Cục Chăn nuôi, các cơ quan chuyên môn ở địa phương cần hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô, bảo quản các phụ phẩm làm thức ăn cho trâu bò và yêu cầu mỗi gia đình chăn nuôi trâu bò phải có một cây rơm đảm bảo bình quân 5 - 7 kg/con/ngày trong những ngày giá rét.

Nâng cao ý thức người nuôi

Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến của thời tiết, một số địa phương đã chủ động phòng chống rét. Theo UBND huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác phòng, chống rét, đói cho trâu, bò. Hướng dẫn bà con nông dân giữ khô nền chuồng, lót nền để sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại sắp tới.

Đặc biệt, “ Chú ý sưởi phải có khoảng để vật nuôi đủ ấm nhưng phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi. Không được chăn thả gia súc trong những ngày mưa rét, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Cho gia súc ăn thức ăn dự trữ tại chuồng. Các địa phương cử các bộ chủ động kiểm tra tình hình dịch bệnh và hướng dẫn nhân dân cách phòng, chống rét bảo vệ đàn gia súc”, ông Hà Sỹ Huân - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) cho biết.

Rút kinh nghiệm từ những đợt rét năm 2011, làm cho trên 2.600 con gia súc của người dân bị chết vì rét ở các địa phương Nà Hang, Lâm Bình, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương, các ngành chức năng tăng cường các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Sở NN&PTNT Tuyên Quang cho biết, Sở đã xây dựng phương án chống đói, rét cho trâu bò trong mùa đông năm nay; chủ động phối hợp hướng dẫn người chăn nuôi chống rét cho trâu, bò và những con vật nuôi khác. Đồng thời, chỉ đạo đội ngũ cán bộ thú y hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt phương án phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

Sở NN&PTNT Tuyên Quang cũng cho biết, sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người chăn nuôi, tránh tâm lý chủ quan của người dân. Đặc biệt, chính quyền cơ sở cần thông báo kịp thời về tình hình diễn biến của thời tiết để bà con biết, chủ động thức ăn, che chắn chuồng trại.

Để phổ biến thông tin và hướng dẫn bà con chống rét cho trâu bò, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu: “Các sở Nông nghiệp địa phương phải phối hợp với các đoàn thể để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống rét, đói cho trâu, bò đến từng thôn bản và hộ gia đình”.

Hướng dẫn kỹ thuật chống rét cho gia súc:

Chuồng nuôi trâu, bò phải đảm bảo che chắn tránh mưa tạt, gió lùa, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Phải có chất độn chuồng bằng rơm rạ, cỏ khô dày 10-15 cm. Thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ. Những ngày rét kèm theo mưa, cần tăng lần thay chất độn chuồng để trâu bò không bị lạnh.

Có thể sử dụng bóng điện hay đốt sưởi cho gia súc trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa,than củi. Nơi để lò sưởi có khoảng cách nhất định đảm bảo cho trâu bò đủ ấm, tránh gây cháy hoặc bị hun khói quá nhiều trong chuồng nuôi, gây bỏng cho trâu bò.

May áo tơi cho bê, nghé; sưởi ấm bằng điện, than, trấu tuỳ thuộc vào điều kiện sẵn có. Kinh nghiệm của mốt số địa phương khi sưởi ấm bằng than, củi ngoài việc đảm bảo giữ ấm và chống cháy thỉnh thoảng cho vào than một vài quả bồ kết khô. Khói bồ kết có tác dụng chống suy giảm hô hấp. Chú ý việc tiêm phòng vắcxin phòng chống các bệnh truyền nhiễm, theo hướng dẫn của cơ quan thú y (tụ huyết trùng, lở mồm long móng...).

Theo dõi sức khỏe vật nuôi hàng ngày, nếu gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. Bổ sung cho trâu bò ăn các thức ăn ủ chua như thân cây lạc, lá sắn, thân cây ngô. Đảm bảo cho trâu bò uống đủ nước, tốt nhất những ngày này cho trâu bò uống nước ấm có hòa muối với lượng khoảng 5g/100 kg thể trọng,…

Theo TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 31887

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 744909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70972224