18:46 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thứ bảy - 17/11/2018 07:55
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, cả nước ghi nhận hai ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Phú Yên, Nghệ An. Cùng với đó, nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam rất cao. Do vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra trong giai đoạn hiện nay là các địa phương trên cả nước phải chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Các địa phương trên cả nước phải chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Các địa phương trên cả nước phải chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nhận định về nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi dịp cuối năm, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết cho biết: Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên đàn vật nuôi trong thời gian tới là rất cao. Bởi Việt Nam có nhiều tỉnh, thành phố có đường biên giới giáp ranh với một số nước trong khu vực, vì vậy trong quá trình  vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, các chủng virus cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao. 

Không chỉ lo ngại về tình hình dịch cúm trên đàn gia cầm, đại diện lạnh đạo Cục Thú Y cũng cảnh báo, hiện nay dịch tả lợn châu Phi,  đã lan rộng ở nhiều tỉnh của Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt Nam, khiến cho tình hình dịch bệnh càng trở lên phức tạp. Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), từ ngày 3/8 - 9/11, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có trên 66 ổ dịch xuất hiện tại 17 tỉnh, trong đó nhiều tỉnh cách biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam khoảng 150km. Tổng cộng đã có hơn 470.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Theo nhận định của Cục Thú y, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam. Các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín cũng có thể đưa virus bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tại Hà Nội, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn vật nuôi là rất cao, nhất là dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm, Gumboro, dại…). Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; không triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng chống theo quy định của người dân và chính quyền địa phương vẫn còn phổ biến… Do vậy, Chi cục Thú y Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, thực hiện tốt phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Ông Dương Xuân Tĩnh, Trạm trưởng Trạm Thú y Thường Tín cho biết, Trạm đã tổ chức tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quan tâm chế độ chăm sóc vật nuôi. Bên cạnh đó, tuyên truyền để các hộ thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không bán chạy gia súc gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh.

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các địa phương đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, dại... Đồng thời tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án về chuỗi sản xuất thịt lợn và chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để xuất khẩu.

Theo Thanh Tùng/tuoitrethudo.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779925

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71007240