04:29 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chưa hết đạo ôn, lại rầy “tái xuất”

Thứ năm - 03/04/2014 02:52
Hệ quả của kiểu thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao và mưa phùn kéo dài suốt 50 ngày đã khiến hàng trăm ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn. Mặc dù các địa phương đã chủ động phương án phòng trừ, song đây vẫn là bệnh nguy hiểm ở thời kỳ lúa ngậm sữa, trổ bông. Thêm vào đó, trên đồng ruộng, đối tượng dịch hại số 1 của cây lúa là rầy nâu, rầy lưng trắng đã bắt đầu “thức giấc”...
Đạo ôn hoành hành…

Sào ruộng Xi 23 của gia đình ông Nguyễn Công Anh (xóm Đại Đồng, xã Thạch Long - Thạch Hà) đang sinh trưởng bình thường, thế mà chỉ sau mấy ngày ra thăm đồng, ông tá hỏa vì bệnh đạo ôn “ăn” lụi cả một khoảng lớn. Không còn cách nào khác, ông phải cắt bỏ số lúa này cho bò ăn và tiếp tục phun thuốc phòng trừ cho số diện tích còn lại.

Chưa hết đạo ôn, lại rầy “tái xuất”

Bà con nông dân xã Thạch Long (Thạch Hà) phun thuốc phòng trừ đạo ôn hại lá cho lúa xuân

Ông Anh cho biết: “Thấy trời âm u kéo dài nên gia đình đã chủ động phun phòng đạo ôn hai lần mà vẫn không thể tránh khỏi. Bệnh này lây lan nhanh lắm, chỉ sau 4 ngày, cả sào ruộng đã bị cháy lụi 300 m2”. Trong vòng một tháng rưỡi, bệnh đạo ôn trên lá đã bùng phát và hoành hành trên 364 ha lúa xuân.

So với cùng kỳ năm trước, diện tích nhiễm không cao hơn, song thời gian xảy ra dịch bệnh lại kéo dài, làm lây lan hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số này có khoảng 31 ha bị nhiễm nặng, một số địa phương xảy ra cháy cục bộ như: Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Sơn, Đức Thọ… Ông Nguyễn Văn Tư (Thạch Linh - TP Hà Tĩnh) cho biết: “Hiện nay, nhờ xử lý kịp thời cộng với thời tiết bắt đầu chuyển sang nắng nóng, bệnh đạo ôn ở lá đã được khống chế hoàn toàn nhưng chúng tôi vẫn nơm nớp bệnh đạo ôn cổ bông sẽ quay lại, chắc chắn ảnh hưởng lớn đến năng suất”.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì thường những diện tích bị nhiễm đạo ôn ở lá sẽ khó tránh khỏi bệnh đạo ôn cổ bông vào thời điểm lúa ngậm sữa, trổ bông nếu công tác phòng trừ không triệt để. Ở giai đoạn này, cây lúa nhiễm bệnh thì hạt sẽ bị lép, cháy khô, giảm năng suất, thậm chí có nguy cơ mất trắng.

Rầy nâu, rầy lưng trắng “tái xuất”…

Đến hẹn lại lên, khoảng 4 năm nay, rầy nâu, rầy lưng trắng liên tục xuất hiện trên lúa xuân ở Hà Tĩnh. Quá trình tích lũy, gia tăng số lượng của tập đoàn rầy xảy ra trong thời gian dài và đạt đỉnh vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ và đỏ chót. Theo điều tra của Chi cục BVTV, thời điểm này, rầy tấn công ruộng lúa với mật độ trung bình 20-50 con/m2, nơi cao 150-200 con/m2. Rầy nâu, rầy lưng trắng chủ yếu ở tuổi 2, tuổi 3, phân bố rải rác ở Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh và Kỳ Anh.

Ông Nguyễn Tống Phong - Trưởng phòng Kỹ thuật Chi cục BVTV cho biết: “Đây chính là giai đoạn rầy bước vào thời kỳ tích lũy, tập trung từng ổ cục bộ trên đồng ruộng. Trong điều kiện thời tiết chuyển nắng nóng lại có mưa xen kẽ càng tạo ra môi trường để rầy nhân nhanh về số lượng. Theo dự báo, khoảng từ 25/4 trở đi, rầy sẽ phát sinh rộ và bắt đầu chích hút, trùng với thời điểm lúa bước vào giai đoạn đòng già, trổ bông, gây ra nguy cơ thiệt hại năng suất rất cao”.

Đến thời điểm này, khi bệnh đạo ôn hại lá không còn đáng lo ngại thì bà con nông dân huyện Đức Thọ lại bước vào cuộc chiến phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng. Tuy mức độ phát sinh chưa phải đáng lo ngại (300-500 con/m2) nhưng tập đoàn rầy này sẽ là nguồn gối cho lứa sau.

Ông Nghiêm Sỹ Đông - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Hiện nay, huyện chủ động tăng cường dự tính, dự báo, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm theo dõi chính xác quá trình phát sinh của đối tượng. Đặc biệt là các vùng trọng điểm rầy, nơi thường xảy ra vùng rầy tập trung, huyện cử cán bộ “nằm vùng” theo dõi, phát hiện sớm để chủ động khuyến cáo bà con nông dân cách phòng trừ hiệu quả, chặn đứng quá trình lây lan”.

Cuộc chiến sâu bệnh trên cây trồng vụ xuân mới chỉ giai đoạn khởi đầu. Cũng phải nói thêm rằng, ngoài yếu tố khách quan thì công tác quản lý sâu bệnh trở nên phức tạp còn do cơ cấu giống. Thực tế từ vụ xuân 2014 cho thấy, nhóm giống X đã trở thành “miếng mồi béo bở” cho không ít loại sâu bệnh.

NGUYỄN OANH
Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 29767

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 547269

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70774584