13:24 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuối tây "leo" núi

Thứ năm - 23/07/2015 03:53
5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Cây chuối đang lấn át rừng và nhiều loại cây trồng khác. Hầu hết diện tích đất đồi của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá… được người dân "phủ xanh" bằng cây chuối.

Xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá được mệnh danh là “thủ phủ chuối” của Tuyên Quang, vì chuối ở đây rất hợp đất nên quả to, vỏ bóng, thơm ngon. Toàn xã có khoảng 400 ha chuối trên các sườn đồi, núi, vườn bãi.

Chuối tây 'leo' núi - 1

Thu hoạch chuối ở xã Kim Bình.

Ông Nguyễn Văn Phi ở thôn Pác Chài cho biết: “Chuối dễ trồng, dễ mọc, không phải chăm sóc, chẳng cần bón phân, lại không có sâu bệnh, trồng từ 10 - 12 tháng là được thu quả. Vì dễ làm nên nhà tôi lúc nào cũng dành 4 ha để trồng trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm thu lãi khoảng 150 triệu đồng…”.

Còn chị Ma Thị Vui, cùng thôn Pác Chài vui vẻ nói: “Cây chuối không bỏ thứ gì, sau khi thu hoạch quả, lá khô bán cho người mua buôn, lá tươi thả xuống ao cho cá trắm cỏ, thân cây băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn thô cho gia súc, gia cầm, quả chín nấu rượu rất ngon…”.

Ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình cho biết, cây chuối đã góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và góp phần tạo nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Rượu chuối ở đây được khách hàng đánh giá cao.

Anh Nguyễn Văn Đông ở thôn Đô Thượng 6, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn nhận xét: “Chuối tây có hiệu quả kinh tế cao hơn so với keo, mỡ, trám, luồng. Chính vì thế, các hộ trong thôn đều trồng chuối xen cây lâm nghiệp. Hiện giá 1 kg chuối quả từ 5.000 - 6.000 đồng. Mỗi tháng nhà tôi bán được 5 - 6 tấn chuối cho thu nhập 30 - 36 triệu đồng, trừ hết chi phí thu lãi hơn 150 triệu đồng/năm, rất đơn giản”.

Chị Hoàng Thị Hiền ở xã Xuân Vân bộc bạch: “Trồng chuối chi phí rất thấp, công chăm sóc cũng ít, nên mỗi ha có thể thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Chúng tôi đã tận dụng hết diện tích đất rừng, đất khai hoang và phát rẫy để trồng chuối”.

Trồng chuối đã giúp nhiều thôn bản thoát nghèo. Ở thôn Khuôn Khán, xã Xuân Vân có 80 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 3 năm duy trì hơn 40 ha chuối tây, đến hết năm 2014 Khuôn Khán đã có 10/17 hộ thoát nghèo. Riêng xã Xuân Vân, với gần 200 ha chuối trồng phân tán, sau 4 năm đã có 263 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo từ 19% năm 2012 xuống còn 7,5% vào cuối năm 2014.

Chuối tây "leo" núi đang lấn đất lâm nghiệp, làm thay đổi hệ thống thảm thực vật rừng. Vì thế, nhiều xã vẫn chưa mặn mà với chuối. Lực lượng kiểm lâm cũng khá vất vả quản lý rừng, không để người dân lợi dụng cải tạo thực bì để trồng chuối.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1285764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968473