00:36 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 22 - 28/10

Chủ nhật - 21/10/2012 23:37
Hiện nay các trà lúa mùa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh - làm đòng - trỗ bông, lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Nhằm giúp bà con nông dân chủ động phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra chúng tôi tổng hợp dự báo tình hình sâu bệnh như sau:

 

1. Các tỉnh phía Bắc

 

a) Trên lúa

 

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 8 tiếp tục hại diện hẹp trên các giống nhiễm, nếu không phòng trừ kịp thời gây cháy ổ.

 

- Sâu đục thân 2 chấm: Theo dõi mật độ trưởng thành, trứng trên đồng ruộng chủ động phun trừ những nơi có mật độ trứng trên 0,3 ổ/m2; nhất là các tỉnh ven biển.

 

- Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bệnh bạc lá, nhện gié, chuột... gây hại cục bộ.

 

b) Trên cây trồng khác

 

- Cây vụ đông: Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân trì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ. Theo dõi và phòng trừ sâu đục thân đậu tương; châu chấu, sâu xám, sâu cắn lá hại ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau.

 

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, bệnh thối ngọn... tiếp tục phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành; tiếp tục phòng trừ bọ hung, châu chấu, rệp bông, bệnh thối ngọn… tại những vùng nhiễm nặng.

 

- Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư, chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả

 

- Trên cây ăn quả: Bệnh greening, bọ xít xanh, bệnh loét sẹo... tiếp tục gây hại tại những vườn cam già cỗi, chăm sóc và thoát nước kém, vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ không tốt.

 

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

 

a) Trên lúa

 

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn chín - thu hoạch.

 

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại chủ yếu lúa vụ 3, lúa gieo giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

 

- Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng.

 

b) Trên cây trồng khác

 

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, rụng quả... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

 

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn quả non.

 

- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại sắn giai đoạn tích củ - thu hoạch.

 

3. Các tỉnh phía Nam

 

a) Trên lúa

 

- Rầy nâu tuổi 5-trưởng thành tiếp tục phát triển và tích lũy mật độ. Cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa. Khi rầy xuất hiện mật độ cao cần phun thuốc kịp thời theo nguyên tắc "4 đúng" đối với lúa dưới 25 ngày sau sạ.

 

Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2012-2013 cần khuyến cáo bà con nông dân vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ tập trung, đồng loạt, né rầy.

 

- Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát triển từ nhẹ đến trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng - trổ. Trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun thuốc để phòng trị bệnh, không nên phun thuốc phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn, những ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn lá phải hạn chế việc bón thêm phân đạm.

 

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng, bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt giai đoạn đòng trỗ-chín.

 

b) Trên nhãn

 

Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện áp dụng các biện pháp phòng chống dịch chổi rồng; tập trung cắt bỏ, tiêu hủy những chồi nhiễm bệnh, xử lý thuốc và theo dõi chống tái nhiễm.

 

KHUYẾN CÁO

 

Trên lúa:

 

-Ốc bươu va: sử dụng Honycin 6GR, rãi theo rãnh hoặc trộn phân rãi.

 

-Ốc bươu vàng( mới sạ) : Diệt cỏ và ốc cùng lúc với bộ HAI-SH (Thuốc trừ cỏ SIRIUS 10WP + Thuốc trừ ốc HONEYCIN 6GR), vào 3-7 ngày sau sạ.

 

-Rầy nâu sử dụng Applaud 10WP (với liều 80-100 g/bình 16 lít) + Hoppcin 50EC, khi rầy ở tuổi 1, tuổi 2, phun kỹ gốc lúa.

 

-Sâu cuốn lá sử dụng Ammate 30WG, Altach 5EC, phun khi sâu tuổi nhỏ.

 

-Trên ruộng vừa có sâu cuốn lá vừa có sâu đục thân sử dụng Wellof 330EC + Nurelle D 25/2,5EC, phun khi sâu tuổi nhỏ.

 

- Để ngừa các bệnh thường xuất hiện (đạo ôn, bạc lá, khô vằn, lem lép hạt) sử dụng bộ HAI-BBC (Bonny 4SL, Bam 75 WP, Carben supper 50 SC) phun 3 lần trong vụ:

 

+ Lần 1 đẻ nhánh-làm đòng, khi bệnh chớm xuất hiện.

 

+ Lần 2 trước trổ để phòng bệnh cháy bìa lá và đạo ôn cổ bông.

 

+ Lần 3 trổ bông đều để trị đạo ôn cổ bông, lem lép hạt.

 

Liều lượng: 1 hộp HAI-BBC phun 4.000 m2 cho 1 lần phun.

 

Ngày 22/10/2012 - Theo Tư vấn nông nghiệp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 32957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 844247

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72526956