13:20 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Danh sách những nông sản bị cảnh báo không được nhập khẩu vào Mỹ

Chủ nhật - 09/07/2017 06:24
Danh sách cảnh báo nhập khẩu (Import alert) do FDA liệt kê là những sản phẩm không được phép nhập khẩu vào nước Mỹ, do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho người tiêu dùng Mỹ.

Những sản phẩm bị đưa vào danh sách này sẽ bị cơ quan xuất nhập cảnh ngăn chặn mà không cần thực hiện các biện pháp kiểm tra. FDA phân loại các trường hợp cảnh báo theo nhóm sản phẩm hay theo nguyên nhân (tức loại vi pham).

 danh sach nhung nong san bi canh bao khong duoc nhap khau vao my hinh anh 1

Một hướng dẫn nhập khẩu trái cây vào Mỹ.

Theo cập nhật của TGTT, tính đến ngày 3.7.2017 về  các cảnh báo của FDA đối với doanh nghiệp Việt Nam: có 32 lệnh cảnh báo với 530 trường hợp. Lệnh cảnh báo thứ 32 là về ghi nhãn sản phẩm sai, cụ thể không ghi rõ thành phần, tỷ lệ của từng thành phần, v.v. Doanh nghiệp, bạn đọc có thể tra cứu tại đường link này: https://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/countrylist.html.

Câu trả lời khái quát đầu tiên từ chính FDA. Khi bị FDA đưa vào diện bị cảnh báo, cần làm gì?

– Nhà nhập khẩu của Mỹ phải trình các chứng cứ cho FDA thấy rằng sản phẩm không vi phạm để chuyến hàng có thể được giải phóng. Quy trình này sẽ được lặp lại cho tất cả các chuyến hàng tiếp theo khi “cảnh báo nhập khẩu” vẫn còn hiệu lực.

– Sau khi nhận được cảnh báo,  doanh nghiệp cần nhanh chóng cung cấp đầy đủ bằng chứng cho FDA thấy rằng sản phẩm không còn rủi ro về an toàn thực phẩm nữa, hoặc trưng ra đầy đủ bằng chứng đảm bảo rằng những vấn đề mà FDA cảnh báo đã được thay đổi, ngăn ngừa, nhờ đó mà một loạt các chuyến hàng tiếp theo cũng không có vi phạm, tối thiểu phải đến 15 – 20 chuyến hàng thì cảnh báo nhập khẩu mới được gỡ xuống.

– Chú ý sai phạm về ghi nhãn hàng. Các doanh nghiệp cần chú ý ghi rõ trên nhãn hàng đầy đủ thông tin về thành phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, và dĩ nhiên phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, về quốc gia xuất xứ của sản phẩm, cũng như thông tin đầy đủ về nhà nhập khẩu ở Mỹ...

Số báo kế tiếp, TGTT sẽ phân tích một trường hợp bị cảnh báo cụ thể của một doanh nghiệp thực phẩm ở TP.HCM và các đề nghị xử lý của chuyên gia.    

 danh sach nhung nong san bi canh bao khong duoc nhap khau vao my hinh anh 2

Theo Ngân Giang – Minh Trí (Thế Giới Tiếp Thị)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368880