12:55 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đánh thức tiềm năng nuôi tôm trên cát

Thứ ba - 16/05/2017 21:48
Mô hình nuôi tôm trên cát đã khơi dậy được tiềm năng phát triển tại khu vực miền Trung, nhất là sau sự cố ô nhiễm môi trường biển vừa qua. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần giải quyết nhiều bất cập nảy sinh, nhất là vấn đề môi trường và tính bền vững.
Nuôi tôm trên cát hạn chế dịch bệnh, cho hiệu quả cao Ảnh: Vũ Mưa

Nuôi tôm trên cát hạn chế dịch bệnh, cho hiệu quả cao Ảnh: Vũ Mưa

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, tiềm năng đất cát ở các tỉnh miền Trung là rất lớn (khoảng 100.000 ha), trong đó diện tích có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản gần 15.000 ha, tập trung ở một số tỉnh như: Quảng Bình (4.500 ha), Quảng Trị (4.000 ha), Quảng Ngãi (4.000 ha)… Ngay từ những năm 2000, phong trào nuôi tôm trên cát đã hình thành ở một số địa phương. Tuy vậy, việc phát triển thời kỳ đầu còn chậm do gặp vướng mắc, băn khoăn về tác động tiêu cực của nuôi tôm trên cát như phá rừng, cạn kiệt nước ngầm. Sau khi áp  dụng công nghệ nuôi tôm thâm canh ít thay nước, hiệu quả cao, diện tích nuôi trên vùng cát phát triển mạnh, đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng.

Xuất hiện những mô hình hay

Để giúp nông dân khai thác hiệu quả vùng đất cát, vươn lên xóa nghèo làm giàu, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” tại các tỉnh nuôi trọng điểm từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Theo đó, đã có 9 mô hình được triển khai, quy mô mỗi mô hình 2 ha, với 45 hộ tham gia. Kết quả, có 4 hộ và 1 hợp tác xã nuôi trồng được cấp giấy chứng nhận, gồm: HTX nuôi trồng và chế biến xuất khẩu Xuân Thành (xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh); Cơ sở Nguyễn Hữu Yến (thôn Cù Hin, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa); Tổ cộng đồng nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP thôn Hòa Thạch, xã An Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận); ông Văn Thanh Liêm (Điền Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế); ông Trịnh Duy Hiền (xã Hoằng Phụ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Tiên phong đầu tư nuôi tôm trên cát theo hướng bán công nghiệp, ông Tu Thanh Hường, thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) đã trở thành tỷ phú. Năm 2000, nhận thấy cách nuôi tôm manh mún, thiếu đầu tư công nghệ như trước đây đã không còn lợi thế, ông Hường bán hết trang trại dê, cừu để đầu tư công nghệ nuôi 3 ha tôm bằng hình thức trải bạt lót đáy đìa, lắp đặt hệ thống bơm tạo khí mặt đáy và trên mặt nước đìa. Với sản lượng bình quân 100 - 150 tấn tôm thương phẩm/năm, gia đình ông thu nhập mỗi năm gần 2 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho khoảng 20 lao động địa phương với mức thu nhập 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình nuôi tôm trải bạt trên cát đã phổ biến trong nhiều năm qua ở Bình Định và đã đem lại nhiều kết quả khá ấn tượng nên bà con đã vận dụng hình thức này cải tạo ngay trên ao đất nuôi tôm truyền thống của mình. Ưu điểm nổi bật của việc nuôi tôm trải bạt là: Hạn chế dịch bệnh. Nhờ nhựa bạt cách ngăn sự tiếp xúc giữa nguồn nước nuôi và lòng đất nên hạn chế các tác động xấu của môi trường như việc nhiễm phèn, nhiễm mặn, mầm bệnh ủ sâu trong lòng đất không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Tiết kiệm chi phí thức ăn và thuốc tăng trưởng. Do không tiếp xúc lòng đất nên nguồn thức ăn được tận dụng triệt để, thức ăn không bị phân hóa, tiêu hủy do các ảnh hưởng sinh hóa. Tiết kiệm chi phí vệ sinh hồ. Nhờ ngăn cách được bùn sình ở đáy hồ nên công dọn vệ sinh lòng hồ giảm, việc vệ sinh dễ dàng và nhẹ nhàng hơn so nuôi tôm truyền thống. Năng suất cao. Đây là ưu điểm nổi bật nhất. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, năng suất bình quân đạt trên 20 tấn tôm/vụ/ha.

Tại Phú Yên cũng có hai vùng quy hoạch tập trung và đầu tư nuôi tôm trên cát khá bài bản, ở xã Hòa Hiệp Bắc (huyện Đông Hòa) 50 ha và ở xã Xuân Hải (thị xã Sông Cầu) 50 ha của DNTN Thủy sản Đắc Lộc. Đây là doanh nghiệp được đánh giá nuôi tôm đúng quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ cao.

Phát triển gắn bảo vệ môi trường

Nuôi tôm trên cát đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, để phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh cần rất nhiều giải pháp đồng bộ của các cơ quan nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nuôi.

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản đã đưa ra một số định hướng phát triển cho tôm trên cát trong thời gian tới như: Gắn phát triển nuôi tôm trên cát với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, cảnh quan tự nhiên vùng ven biển; Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống các cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nuôi tôm trên cát; hình thành các vùng nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Phú Yên Nguyễn Tri Phương đề xuất, Nhà nước nên nghiên cứu có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi tôm trọng điểm theo quy hoạch, bao gồm các hạng mục chính như kênh dẫn nước, đường giao thông, hệ thống điện...; có chủ trương chính sách dồn điền đổi thửa vùng nuôi tôm tập trung tương tự trồng lúa; đồng thời có chính sách ưu đãi nhà đầu tư, kêu gọi đầu tư liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm giá cả hợp lý. Như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư lớn yên tâm làm ăn, người dân mạnh dạn đóng góp cùng doanh nghiệp đầu tư mở rộng nghề nuôi tôm theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung. Mô hình này ít dịch bệnh hơn hẳn so với nuôi ao đất, cho năng suất, sản lượng cao, được ví như “biến cát thành vàng” giúp rất nhiều hộ nông dân ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mô hình cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái, rủi ro lớn do dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi ồ ạt, thiếu đầu tư đồng bộ. Theo đó, phát triển mô hình nuôi tôm trên cát cần đặt vấn đề thân thiện với môi trường lên hàng đầu, đảm bảo tính bền vững nếu không những vùng “sa mạc cát” một thời vang bóng “cát vàng” sẽ ra đi mãi mãi. Vì vậy, cần chung tay giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, hướng tới sản xuất theo chuỗi, xây dựng vùng sản xuất theo quy hoạch. Có như vậy mới có thể tiếp tục “gieo mầm” những hy vọng đổi đời cho người dân sống trên vùng đất miền Trung này.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266137

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313108