18:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dập dịch sâu cuốn lá nhỏ: Nước đến chân mới nhảy!

Chủ nhật - 27/07/2014 10:29
Sau 4 năm, kể từ vụ hè thu năm 2010, dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa chính thức tái xuất trên đồng ruộng. Diện tích nhiễm sâu bệnh ở thời điểm cao nhất lên đến trên 18.000 ha, phủ đều tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Khi sâu bắt đầu trưởng thành, các địa phương mới cấp tốc tập trung phòng trừ. Nói là vậy, nhưng “chờ được mạ, má đã sưng”, chưa kịp dập dịch sâu đã ăn trắng đồng!

Cho đến khi dân làng “dậy” lên chuyện sâu cuốn lá nhỏ ăn trắng đồng, bà Bùi Thị Lý (xóm Tân Tiến, P. Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh) mới lo lắng nghĩ đến mẫu ruộng nhà mình. Bà không khỏi choáng váng khi chứng kiến cảnh lúa bị cắn phá lụi tàn.

Dập dịch sâu cuốn lá nhỏ: Nước đến chân mới nhảy!
Mặc dù đã phun thuốc phòng trừ lứa thứ nhất, ruộng nhà anh Nguyễn Văn Sáng (xóm Linh Tiến, P. Thạch Linh) vẫn không tránh khỏi bị sâu cuốn lá nhỏ phá hoại.

Bà Lý cho biết: “Nhà làm 1 mẫu ruộng thì tất cả đều nhiễm sâu, trong đó 6 sào bị nặng, sâu ăn trắng hết lá, bây giờ chỉ nhìn thấy gốc rạ. Hôm qua tôi mới phun phòng trừ nhưng có lẽ cũng chẳng ăn thua nữa”. Còn anh Nguyễn Văn Sáng (xóm Linh Tiến, P. Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh), mặc dù đã chủ động phun thuốc phòng trừ sớm hơn nhưng cũng không thể tránh khỏi sự phá hoại của sâu cuốn lá nhỏ. “Cách đây 2 tuần, tôi đã phun phòng trừ trên lứa sâu thứ nhất nên đỡ hơn so với những thửa ruộng khác. Nhưng giờ sâu chuyển sang dạng trưởng thành nên rất khó diệt trừ. Sáng ra phun vẫn thấy chúng đầu ngọn lúa, thế mà phu thuốc vào chúng lại lùi vào vo tròn trong lá. Phần lớn đến hôm nay bà con ở đây mới tập trung phun sau khi phát hiện sâu.” – anh Sáng cho biết.

Bắt đầu xuất hiện và nở rộ từ ngày 15/7, lứa sâu thứ hai nhanh chóng tăng nhanh về số lượng, cắn phá trên diện tích rộng lớn với trên 18.000 ha ở thời điểm cao điểm nhất, gấp gần 4 lần so với lứa sâu thứ nhất. Mật độ trung bình từ 70- 100 con/m2, có nơi lên đến 300- 500 con/m2. Sâu cuốn lá nhỏ làm cho hàng nghìn ha trắng lá và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa hè thu.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Năm nay thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá phát sinh và lây lan mạnh. Bên cạnh đó, hiện tượng gối lứa từ lứa sâu thứ nhất hồi đầu tháng 7 đã làm mật độ sâu cao và tiếp tục tăng nhanh. Dựa trên dự tính, dự báo của ngành, phối hợp với các địa phương, chúng tôi đã sớm chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện công tác phòng trừ. Người dân nên phun thuốc tốt nhất vào lúc sâu đang ở tuổi 1, tuổi 2 (từ ngày 15-17/7), khi con sâu chưa thể cắn phá và dễ hấp thu thuốc. Thế nhưng, người nông dân vẫn chủ quan, đến lúc sâu ăn trắng đồng mới tá hỏa dập dịch, lúc đấy sâu đã ở tuổi 3, 4, 5, chúng có thể cuốn lá để chống lại tác động ngoại cảnh, vì thế mà hiệu quả dập dịch không cao”.

Cùng với Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên là địa phương có diện tích nhiễm sâu cuốn lá lớn nhất tỉnh với gần 2.000 ha ở thời điểm cao nhất. Rút ra bài học từ đại dịch năm 2010, chính quyền các cấp ở Cẩm Xuyên đã chủ động hơn trong việc chỉ đạo công tác phòng trừ lứa thứ 2. Huyện Cẩm Xuyên đã có văn bản yêu cầu cơ sở phòng trừ dịch sớm hơn thời điểm “sâu nở” đến cả tuần lễ. Trung tâm Ứng dụng KHCN& Bảo vệ cây trồng, vật nuôi bám sát đồng ruộng, theo dõi tình hình và chỉ đạo phun tập trung trên đồng ruộng.

Đổi lại, “trên nóng, dưới lạnh”, nhiều xã gần như xem đây là việc làm quá sớm. Ông Lê Văn Danh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHCN& Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Bà con thấy lúa đang xanh nên rất dửng dưng, cho rằng chưa có sâu nên không phải lo. Có nơi, chúng tôi còn phải mời chủ tịch xã ra đồng, bắt sâu lên làm chứng mới tin và thông báo cho người dân. Thế nên, tỷ lệ diện tích được phun thuốc phòng trừ theo đúng chỉ đạo của huyện chỉ khoảng 50% tổng diện tích được phun.”

Được biết, diện tích được phòng trừ sâu bệnh ở Cẩm Xuyên mới chỉ đạt gần 4.000 ha, chưa đến ½ diện tích gieo cấy trong vụ hè thu năm nay. Duy chỉ một vài xã điểm như Cẩm Yên đã mạnh dạn trích ngân sách địa phương, hỗ trợ bà con nông dân kinh phí mua thuốc trừ sâu, tiến hành phun đồng loạt, tạo hiệu quả cao trên đồng ruộng.

Đến thời điểm này, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 đang có xu hướng giảm dần về diện tích và mật độ nhiễm. Tuy vậy, do công tác dập dịch chậm, diện tích nhiễm lớn, vì thế sâu cuốn lá nhỏ vẫn có cơ hội trưởng thành. Hiện, sâu cắn phá mạnh nhất ở tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 đang phát triển mạnh, khả năng diện tích trắng lá sẽ tăng trong nhiều ngày tới. Đây cũng là thời điểm để sâu chuẩn bị cho chu kỳ mới, dự kiến lứa sâu thứ 3 sẽ nở rộ vào ngày 10/8, trùng với giai đoạn trổ bông của lúa hè thu. Nếu không dập dịch triệt để, nguy cơ mất trắng vụ hè thu sẽ là hiện hữu.

NGUYỄN OANH
theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 363

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 362


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 674889

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902204