07:01 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp: Thay cách “đặt hàng” nhà khoa học

Chủ nhật - 06/04/2014 22:51
Theo lý giải Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp là do tư duy bao cấp còn nặng nề, đầu tư nhỏ giọt và dàn trải nên vừa lãng phí ngân sách Nhà nước, vừa không tạo ra đột phá...
“Bám” nhu cầu thị trường

Theo Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia (Bộ NNPTNT), những giống đang canh tác có quy mô diện tích từ 50.000ha trở lên chủ yếu là giống của 10 - 20 năm trước, đặc biệt là các giống lúa thuần, giống rau, điều, hồ tiêu, đậu tương… Sở dĩ bà con vẫn phải “bám” vào những giống đó là do đề tài nghiên cứu giống mới tuy nhiều, nhưng thực ra nông dân vẫn không hào hứng phát triển vì những giống đó không nổi bật hơn mấy so với giống cũ. Chẳng hạn, ở miền Bắc hơn 20 năm qua vẫn chưa có giống lúa nào vượt được Bắc thơm 7. Một số giống có thể hơn về năng suất, nhưng lại thua xa về chất lượng, vì thế bà con vẫn thích cấy.

Bà Trâm cùng các học trò là những thạc sĩ ra đồng cấy lúa.
Bà Trâm cùng các học trò là những thạc sĩ ra đồng cấy lúa.

TS Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KHCN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KHCN) cho rằng: “Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, tôi cho rằng chúng ta cần tập trung nghiên cứu những giống lúa đáp ứng tốt yêu cầu gia tăng giá trị của ngành, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tức là tập trung nâng cao chất lượng, chứ không phải là năng suất như trước kia.

Một số ý kiến đề xuất, thị trường cần gì, chúng ta nghiên cứu cái đó. Nhà nước phải mạnh dạn đặt hàng một số giống tốt, thậm chí có thể chi tới 50 tỷ đồng để các nhà khoa học tạo ra những giống lúa vừa năng suất cao, kháng sâu bệnh, lại thơm ngon. PGS-TS Tạ Minh Sơn- nguyên quyền Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam- tác giả của nhiều bộ giống lúa được bà con ưa chuộng như Xi21, Xi23 cho rằng: “Thực tế, trước khi nghiên cứu, các nhà khoa học cần nghiên cứu xem bà con nông dân đang cần cái gì. Theo tôi, người nông dân hiện đang cần các giống ngắn ngày như ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con ưa các giống có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, còn ở miền Bắc là 90-95 ngày, những giống trên 100 ngày bây giờ không ai lựa chọn cả”.

Ít tiền vẫn thành công

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước mới có hơn 20 giống lúa thuần được bán bản quyền với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng, trung bình hơn 500 triệu đồng/giống; gần 10 giống lúa lai đã bán bản quyền với tổng giá trị gần 19 tỷ đồng; 10 giống ngô với khoảng 30 tỷ đồng và 1 giống lạc trị giá 500 triệu đồng. Trong đó, trường hợp của PGS-TS Nguyễn Thị Trâm (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) là một điển hình.

Chúng tôi đến Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) khi PGS -TS Nguyễn Thị Trâm đang cùng các học trò là những thạc sĩ, tiến sĩ ra đồng cấy 500 loại giống lúa F1 cho quá trình chọn tạo giống lúa mới. Bà Trâm cho biết, nếu như các viện nghiên cứu của các bộ, ngành được ưu ái cấp đất, đầu tư thiết bị, trả lương cán bộ, nhân viên... thì tại Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng đều do bà bỏ tiền túi ra đầu tư.

Kể lại chuyện giống lúa TH3-3 bán được 10 tỷ đồng, bà Trâm cho biết, khi đó bà vừa làm giáo viên, vừa nghiên cứu. Giống TH3-3 bà Trâm làm từ năm 1994, mãi 8 năm sau mới được công nhận sản xuất thử. Dù vậy, ban đầu giống TH3-3 chẳng có ai mua, đích thân bà phải đem giống đi bán bằng cách liên hệ với các HTX, những nông dân bà từng gặp… để mời sản xuất thử, đồng thời ký hợp đồng, nếu hỏng bà sẵn sàng đền. Sau khi bán bản quyền giống lúa TH3-3 cho một doanh nghiệp được 10 tỷ đồng, trừ mọi chi phí, bà lãi 3 tỷ đồng. Từ đó đến nay, bà Trâm đã bán thêm được 3 giống lúa, trong đó TH3-4 giá 700 triệu đồng, TH3-5 giá 4,2 tỷ đồng và 1 giống chuyển giao theo hình thức cổ phần với doanh nghiệp. Bà Trâm khẳng định: “Phần lớn người ta làm đề tài nghiên cứu để được công nhận… là người ta, còn tôi khi nghiên cứu thấy lúa tốt thì không thể dừng lại. Nghiên cứu là phải gắn với thực tế, phải có kết quả thật chứ không dừng lại ở lý thuyết hay nghiệm thu xong thì cất vào… tủ”.

Cũng theo bà Trâm, để nghiên cứu ra một giống lúa lai mới, chi phí trung bình khoảng 3 tỷ đồng, còn lúa thuần khoảng 1 tỷ đồng. “Tôi cho rằng đã làm nghiên cứu thì ý tưởng phải gắn với nhu cầu thực tế và theo đuổi ý tưởng đến cùng. Quan trọng nhất là nhà khoa học phải có đam mê, có tâm, còn nếu làm mà chỉ để lấy đề tài, dự án thôi thì thật lãng phí” – bà Trâm chia sẻ.

47.000 cán bộ nghiên cứu, chuyển giao

Theo thống kê sơ bộ, hệ thống nghiên cứu KHCN của Bộ NNPTNT hiện gồm 11 viện chuyên đề và viện vùng; 4 viện quy hoạch; 39 trường đại học, cao đẳng. Lực lượng cán bộ trong các lĩnh vực từ giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao là gần 11.000 người, chưa kể hơn 36.000 người thuộc hệ thống khuyến nông cũng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới… Tiền trả lương hàng năm là 350 tỷ đồng, chưa kể tiền phân bổ theo đề tài.


Trong số 11.000 cán bộ, có rất ít người giỏi còn làm nhà nước, mà đều chuyển ra ngoài để làm. Một người từng làm cho viện nghiên cứu nhà nước nói, có một thực trạng là không phải các nhà khoa học không nghiên cứu ra cái gì, mà họ nghiên cứu ra rồi “giấu”, sau đó khi về hưu hoặc bỏ ra ngoài làm họ mới mang đề tài để bán bản quyền hoặc thành lập doanh nghiệp.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 38293

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72834044