17:44 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đây là những lý do khiến 100% mẫu ớt bột chứa chất gây ung thư

Thứ tư - 21/11/2018 02:59
Ớt bột là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong các quán ăn, cửa hàng, gia đình. Vì là gia vị nên lượng sử dụng lượng rất ít khiến nhiều người không chú ý để những tác hại của việc sử dụng những sản phẩm ớt bột kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP.

Một trong số những nguy cơ cao nhất khi sử dụng ớt bột kém chất lượng là nhiễm độc tố nấm aflatoxin.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, Aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC đã xếp loại aflatoxin B1 vào nhóm tác nhân gây ung thư cho người.

"Aflatoxin B1 có thể gây một số triệu chứng độc đối với gan nếu ở hàm lượng rất cao (vài mg/kg). Còn về độc tính lâu dài, aflatoxin B1 là chất gây ung thư, được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư trên người. Nếu hàm lượng aflatoxin B1 trong thực phẩm vượt quá mức quy định và sử dụng thực phẩm trong thời gian dài, người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư" - PGS-TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết.

 day la nhung ly do khien 100% mau ot bot chua chat gay ung thu hinh anh 1

Bảo quản không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến loại gia vị này nhiễm các chất độc gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Điều đáng nói là, hầu như không có trường hợp nào tử vong ngay lập tức khi ăn thực phẩm nhiễm lượng lớn Aflatoxin. Giống như cả một quá trình tích tụ dần dần, chúng ta bị tích độc theo thời gian, ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhất là gan, lâu dần sẽ dẫn tới ung thư gan.

"Aflatoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dù được nấu nướng ở nhiệt độ trên 200 độ C nên có suy nghĩ dùng nhiệt độ cao để khử chất này là hết sức sai lầm. Hay nhiều người có thói quen chà xát mốc ở lạc, đậu… rồi đem phơi khô, sau đó sử dụng bình thường cũng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe vì cách làm này không giúp loại bỏ độc tố" – PGS.TS Phan Trọng Lân khẳng định.

Nguyên nhân dẫn đến có độc tố vi nấm Aflatoxin trong ớt bột là do hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh ớt bột khô là quy mô hộ gia đình, điều kiện chế biến, bảo quản không đảm bảo dẫn tới có độc tố vi nấm Aflatoxin trong sản phẩm ớt bột.

Bên cạnh đó, do công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý đến người dân còn chưa đầy đủ, người sản xuất và kinh doanh còn chưa quan tâm đến việc bảo quản ớt trong các công đoạn từ thu hoạch đến chế biến, bảo quản, kinh doanh.

 day la nhung ly do khien 100% mau ot bot chua chat gay ung thu hinh anh 2

Người dân nên chọn mua ớt bột ở những cơ sở uy tín, có chứng nhận đảm bảo ATVSTP. Ảnh minh họa

Nguyên nhân khách quan là ở nhiều địa phương có độ ẩm cao, mưa nhiều, không có thiết bị sấy, chủ yếu phơi tự nhiên; bên cạnh đó điều kiện bảo quản ớt ở các chợ dân sinh không đảm bảo, vì vậy sản phẩm ớt bột thường bị nhiễm nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, đây là nguyên nhân chính sinh ra độc tố Aflatoxin.

Ớt bột là gia vị, thường sử dụng ít, vì vậy doanh nghiệp và cơ quan quản lý mới chỉ tập trung kiểm soát Rodamin B và vi khuẩn E. coli, chưa chú ý đến kiểm soát Aflatoxin trên ớt bột để cảnh báo, thông tin cho người dân.

Theo các chuyên gia, thông thường thực phẩm được phơi khô dưới ánh mặt trời, nhiệt độ sẽ tiêu diệt nấm mốc và bào tử nấm nhưng sẽ không đảm bảo triệt để 100%. Bào tử nấm còn ẩn náu khi gặp thời tiết nóng ẩm sẽ hút ẩm sẽ sống lại, phát triển thành nấm mốc và sản sinh aflatoxin. Không chỉ ớt bột, ở những thực phẩm nhiều dầu, có thành phần protein cao như ngô, gạo, lạc, đỗ tương, ớt… đều dễ bị nấm mốc và xuất hiện độc tố aflatoxin.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo với người tiêu dùng: Khi thấy ớt bột hay bất cứ sản phẩm nào bị mốc thì phải vứt đi ngay, tránh rửa, đun nấu, phơi lại… để sử dụng lại.

Mặc dù vậy chuyên gia cũng khuyên, người dân không cần phải quá lo lắng vì thông thường mỗi người không ăn quá nhiều ớt, lựa chọn mặt hàng có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng là có thể hoàn toàn yên tâm.

Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với ớt bột

- QCVN 8-1:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm quy định trên ớt: Aflatoxin B1 (5 µg), Aflatoxin  tổng số (10 µg).

- Quy định về điều kiện bảo quản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được quy định trong Luật ATTP (Mục c Khoản 2 Điều 10; Điều 20, Mục a Khoản 2 Điều 27), Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Y tế (Điều 4, Điều 8).

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2080: 2007 - Ớt Chilli và ớt Capsicum, nguyên quả hoặc xay (dạng bột) - Các yêu cầu. Trong đó quy định cụ thể về độ ẩm và bao gói đối với ớt nguyên quả và dạng bột.

- Thông tư số 45/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó biểu mẫu kiểm tra cơ sở chế biến, kinh doanh, kho lạnh bảo quản thực phẩm, có quy định đánh giá, kiểm tra chỉ tiêu về bảo quản (áp dụng cho cả ớt bột khô).

- Xử phạt vi phạm hành chính: Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, các hành vi xem xét để xử lý gồm: Khoản 4 Điều 5; Điều 14, Điều 19.

Theo P.V  (danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sử dụng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 83

Khách viếng thăm : 68


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170625

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72853334