Từ đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Đề án giống nông nghiệp trình Chính phủ cuối năm nay phải gắn chặt với yếu tố thị trường. |
Sáng 24/6, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống chăn nuôi, thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tham dự và chủ trì Hội nghị.
Sản xuất giống bào ngư 9 lỗ tại Viện Hải sản. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là một trong những quốc gia tốp đầu trên thế giới phải hứng chịu thiên tai, mưa bão, hạn hán; tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, ngành nông nghiệp Việt Nam với tinh thần chủ động, vượt khó, vượt khổ đã vươn lên trở thành quốc gia mạnh trên thế giới về xuất khẩu nông sản.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định do 3 nhóm nguyên nhân trụ cột chính. Một là Việt Nam đã chỉ đạo cơ bản hoàn thiện thành công hệ thống thủy lợi, tưới tiêu. Thứ 2, Việt Nam có được hệ thống khuyến nông hoạt động hiệu quả, xuyên suốt, khoa học từ Trung ương đến địa phương. Thứ 3 chính là những thành quả vượt bậc trong công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi trong thời gian qua.
Sản xuất giống chè tại Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thẳng thắn cho rằng, đề án phát triển giống vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, hoàn thiện trong giai đoạn mới. Đó là việc thích ứng với thị trường chưa được cao, vẫn tập trung quá nhiều vào các giống lúa, trong khi rất nhiều giống khác như rau, khoai tây, hoa… vẫn phải đi nhập khẩu rất lớn.
Bộ trưởng cho biết, tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục xây dựng và đề xuất Chính phủ ban hành Đề án phất triển giống nông nghiệp giai đoạn mới, trong đó tập trung xuyên suốt xung quanh 3 trục kinh tế ngành lớn là lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp, tuy nhiên đề án mới cần phải được gắn chặt với yếu tố thị trường.
Việc kêu gọi, huy động doanh nghiệp chưa đạt như mong đợi. Việc hội nhập chưa thực sự chủ động tìm hiểu, đánh giá, phân tích nhu cầu, thế mạnh thị trường thế giới. Vai trò quản lí của nhà nước và cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.
Do đó, nhận Hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đại biểu cần làm rõ và nhận diện rõ tồn tại, thách thức, thời cơ, cơ hội, vận mệnh của ngành nông nghiệp trong tương lai để từ đó đưa ra được một đề án giống đáp ứng được sự thay đổi của xã hội, thị trường.
Sản xuất giống cá tra bố mẹ tại Viện Thủy sản II. |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường một lần nữa nhấn mạnh: “Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, giờ thị trường thay đổi rất lớn rồi, cứ khư khư ôm cơ cấu cũ, ôm lúa, ôm lợn là chết hết. Tôi lấy ví dụ, Ninh Thuận, Bình Thuận giờ phải hướng tới nền nông nghiệp sa mạc, ĐBSCL gắn với nuôi trồng thủy sản nước mặn nước lợ chứ tới đây lấy đâu ra lắm nước mà cấy lúa thế, rồi Tây Bắc phải theo hướng cây ăn quả, cây dược liệu chứ không phải là ngô nữa. Để thực hiện được mục tiêu này thì khâu giống luôn luôn phải đi trước một vài bước.”
Theo NGUYÊN HUÂN/Nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn