16:42 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để ổi cho nhiều trái

Thứ sáu - 17/04/2015 04:18
Để vườn ổi cho nhiều trái, bà con có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau:

1. Cải tạo vườn trồng

- Nếu vườn ổi đã trồng với khoảng cách 2 - 2,5m một cây thì cứ cách một cây, bà con nên chặt bỏ một cây, tạo khoảng 4 - 5m là vừa. Những cây còn lại, vào đầu mùa mưa mỗi cây để lại một nhánh cấp 1 (là những nhánh mọc trực tiếp từ thân chính ra).
 


- Số nhánh cấp 1 còn lại cưa bỏ phần ngọn, chỉ để lại một đoạn dài khoảng 1m tính từ thân chính, có thể dùng sơn bôi lên chỗ vết cắt để cây không bị mất nước và vết cắt không bị khô mục.

2. Chăm sóc

- Bà con dùng cuốc xới đất sâu khoảng 5 - 7cm (xới cách gốc khoảng 0,5m trở ra). Sau đó bón cho mỗi gốc từ 10 - 15kg phân hữu cơ mục, 300g phân NPK (loại 20-20-15).

- Vét mương bồi lên trên mỗi gốc một lớp bùn mỏng, khi lớp bùn khô nứt thì tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây ra rễ và chồi mới. Khi chồi mới có 4 - 5 cặp lá thì cưa bỏ nốt nhánh cấp 1 đã chừa lại lúc đầu. Tỉa bỏ những chồi nhỏ, yếu, chỉ giữ lại mỗi nhánh cấp 1 từ 4 - 5 chồi to khỏe và phân bố đều xung quanh.

- Bấm ngọn, chỉ để lại mỗi chồi 3 - 4 cặp lá. Sau một thời gian ở nách cặp lá trên cùng sẽ mọc ra hai chồi mới, bấm ngọn những chồi mới như đã làm ở trên, chồi mới sẽ cho một cặp hoa (sau này sẽ cho một cặp trái) và một cặp chồi mới nữa... Tiếp tục như vậy sau một thời gian cây sẽ có một tán mới hình nấm.

- Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên tỉa bỏ những lá già, cành tăm bên trong tán để vườn ổi luôn thông thoáng, giảm bớt sâu bệnh.

Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn ổi sạch sẽ. Mùa khô dồn cỏ rác, rơm rạ, lá khô... xung quanh gốc tạo mùn, tăng độ tơi xốp, tăng chất dinh dưỡng nuôi cây; tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây, để cây cho nhiều trái, trái mau lớn. Mùa mưa thu gom vật liệu che phủ gốc để gốc không bị ẩm ướt, hạn chế bệnh hại cho cây.

- Sau lần bón phân lúc cưa nhánh, xới đất khoảng 1 - 2 tháng, tiến hành bón phân định kỳ 20 - 25 ngày/lần để nuôi trái, kích thích ra chồi, ra hoa, ra rễ mới. Lượng phân bón cho 1 cây mỗi lần khoảng 150 - 200g NPK (loại 20-20-15), tùy theo tình hình sinh trưởng tốt, xấu của cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây.

Theo: thongtinkhcn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 235160

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70462475