09:02 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch bệnh bùng phát trên thủy sản do thời tiết

Chủ nhật - 15/06/2014 21:41
Trước tình hình dịch bệnh xuất hiện và có nguy cơ bùng phát trên tôm, ngao, cá tra... PV NTNN đã trao đổi với ông Dương Tiến Thể- Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NNPTNT) về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh.
Hàng trăm hộ nuôi tôm ở Kim Sơn (Ninh Bình) điêu đứng vì tôm chết hàng loạt.

Hàng trăm hộ nuôi tôm ở Kim Sơn (Ninh Bình) điêu đứng vì tôm chết hàng loạt.

Ông Thể cho biết: Trong 5 tháng đầu năm, dịch bệnh xảy ra hầu hết ở các diện tích nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cả tôm, ngao và đặc biệt là cá tra.

 
Ông Dương Tiến Thể (ảnh)- Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NNPTNT)

 

Dịch bệnh cũng xảy ra ở cả diện tích nuôi ngao và các loại cá khác đã xuất hiện tại 36 xã thuộc 11 huyện của 5 tỉnh. Tổng diện tích bị bệnh khoảng 41,48ha. Trong đó, chủ yếu là các loại cá nước ngọt bị bệnh như trắm, chép, mè, trôi, rô phi, rô đồng, cá lóc... bị bệnh xuất huyết viêm ruột, nấm, đốm đỏ hoặc do các yếu tố môi trường. Theo nhận định, tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tiếp tục tăng mạnh và diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh bùng phát trên thủy sản mạnh tại thời điểm này?

- Về khách quan, năm nay thời tiết có diễn biến bất thường, lạnh vào các tháng đầu năm, sau đó lại mưa nhiều và gần đây là nắng nóng kéo dài, tạo điều kiện cho các mầm bệnh lưu hành rộng rãi gây lây lan dịch bệnh.

Hiện nay, đang là thời điểm nuôi chính vụ, diện tích thả nuôi tăng mạnh, trong khi đó thời tiết nắng nóng làm tôm nuôi dễ bị suy yếu, môi trường nuôi ô nhiễm nặng, mầm bệnh lưu hành rộng rãi ở tôm và ở môi trường; nhiều chủ cơ sở nuôi tôm nhỏ lẻ, chưa có đầu tư thoả đáng, không thả theo lịch mùa vụ, không tuân thủ các quy định về xử lý ao nuôi, xả thải nước ra môi trường khi chưa qua xử lý, sử dụng con giống không có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, khả năng dịch tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương, diện tích báo có bệnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tiếp theo.

Theo ghi nhận của NTNN, tại một số vùng nuôi trồng thủy sản hiện nay đang xuất hiện tình trạng người nông dân nuôi thả tôm, ngao với mật độ quá dày, nuôi không theo quy hoạch. Đây có phải là nguyên nhân chính dẫn tới dịch bệnh?

- Hầu hết các tỉnh còn thiếu quy hoạch về nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, nhiều người dân đã tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, phá vỡ quy hoạch và do đầu tư chưa thoả đáng về hạ tầng (đường điện, hệ thống cấp thoát nước), kỹ thuật nên khi có dịch bệnh xảy ra, người nuôi không có khả năng phục hồi sản xuất.

Một thực tế là ở nhiều địa phương chưa có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản hoặc có kế hoạch nhưng không bố trí được nguồn kinh phí dẫn tới các hoạt động phòng, chống dịch bệnh không được triển khai.

Mặt khác, một số địa phương chưa huy động được lực lượng cán bộ thú y để triển khai công tác phòng bệnh thuỷ sản. Nếu người nuôi vẫn không thả theo lịch mùa vụ, không tuân thủ các quy định về xử lý ao nuôi, xả thải nước ra môi trường, sử dụng con giống không có nguồn gốc rõ ràng... thì khả năng dịch tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương, diện tích báo có bệnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tiếp theo là rất cao.

Trong tình hình hiện nay, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, theo ông chúng ta cần phải triển khai các biện pháp cấp bách gì?

 

"Kiểm tra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, hầu như 100% cơ sở nuôi nhỏ lẻ không có ao lắng hoặc không xử lý ao/đầm nuôi, nguồn nước trước khi thả giống hoặc xả thải nước từ ao bệnh ra môi trường; không báo cáo cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Vì vậy, dịch bệnh đã xảy ra trầm trọng tại các tỉnh này”.
Ông Dương Tiến Thể

- Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Bộ NNPTNT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh và thực hiện nghiêm túc các giải pháp như: Rà soát, chấn chỉnh công tác thống kê, chẩn đoán xét nghiệm, tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo về diện tích dịch bệnh thuỷ sản; xử lý tiêu độc, khử trùng ao nuôi bị bệnh và chỉ thả nuôi khi cơ quan quản lý công bố hết dịch; tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản bằng cách bổ sung các loại vitamin, khoáng, vi lượng...

Xin cảm ơn ông!

Thanh Xuân (Thực hiện) 
Nguồn danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 46535

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 997564

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72680273