08:23 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch bệnh trên tôm có xu hướng gia tăng

Chủ nhật - 11/05/2014 00:30
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 4 tháng đầu năm nay, bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở 16 tỉnh, giảm 5 tỉnh so với cùng kỳ năm trước, nhưng diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng lên đến 5.317 héc ta, cao hơn 2,5 lần so với cùng kỳnăm trước và gấp gần 6 lần so với 4 tháng đầu năm 2012.


Theo Cục Thú y, hiện các tỉnh đang vào thời điểm nuôi tôm chính vụ, diện tích thả nuôi tăng mạnh, trong khi thời tiết nắng nóng làm tôm dễ bị suy yếu, cộng thêm môi trường ô nhiễm nặng…. do đó khả năng dịch bệnh tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương và diện tích tôm chết sẽ tiếp tục tăng.

Theo Cục Thú y, căn cứ trên đặc điểm dịch tễ của bệnh đốm trắng, dịch này thường xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm nhưng diện tích bị bệnh có chiều hướng tăng từ đầu tháng 4, tức là thời điểm nắng nóng mạnh. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm người dân thả nuôi với số lượng lớn và thói quen của người nuôi lâu nay là xả thải nước từ ao bệnh trực tiếp ra sông, kênh rạch khiến dịch bệnh lây lan nhanh.

Hiện bệnh đốm trắng xuất hiện cả ở tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tôm sú có có tỷ lệ bị bệnh đốm trắng ít hơn, chiếm khoảng 32% diện tích mắc bệnh, còn tôm thẻ chân trắng chiếm 68%.

Ngoài ra, con tôm còn bị mắc các bệnh khác như bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, bệnh phân trắng, bệnh đen mang, đỏ thân, ký sinh và chết do môi trường.

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn theo Cục Thú y là có hơn 1.700 héc ta nuôi tôm bị bệnh nhưng không xác nhận được nguyên nhân, tâp trung ở Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Trà Vinh, Cà Mau. Vì thế, khả năng bùng phát dịch trên phạm vị lớn có thể xảy ra trong thời gian tới.

Ngày 9-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị phòng chống dịch bệnh tại TPHCM. Mục đích của hội nghị là cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2014 và dự báo cho những tháng tới. Theo Cục Thú y, hiện cả nước không có tỉnh nào có cúm gia cầm và bệnh tai xanh trên heo, còn bệnh lở mồm long móng trên gia súc chỉ có ở ba tỉnh là Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: so với

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 43049

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1102309

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72785018