12:25 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch hại cần chú ý vụ hè thu

Chủ nhật - 25/05/2014 09:49
Để quản lý cỏ dại trong vụ HT, cần lưu ý các biện pháp: Giống sạch cỏ. Sạ, cấy mật độ thích hợp (120 - 150 kg/ha ở ĐBSCL). Cày, bừa kỹ, trang bằng mặt ruộng.

Cỏ dại

Để quản lý cỏ dại trong vụ HT, cần lưu ý các biện pháp: Giống sạch cỏ. Sạ, cấy mật độ thích hợp (120 - 150 kg/ha ở ĐBSCL). Cày, bừa kỹ, trang bằng mặt ruộng. Ruộng có nhiều cỏ nhất là những loại cỏ đa niên như cỏ lông tây, cỏ mật, cỏ bắc, cỏ ống, cỏ chỉ… nên phun thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate như Lyphoxim 41SL trước khi làm đất 2 - 3 tuần, sau đó cày, bừa, trang bằng mặt ruộng, tiến hành sạ rồi mới phun thuốc trừ cỏ lau theo khuyến cáo trên nhãn.

Ruộng khô và sạ chay thì nên rải rơm đều trên ruộng rồi đốt. Tuỳ loại cỏ trên ruộng, đặc điểm canh tác, nước, điều kiện lao động… chọn thuốc có phổ diệt cỏ, thời gian sử dụng phù hợp như BeBu 30WP, Venus 300EC, Butoxim 60EC, Star 10WP, Zico 720DD, Pyanchor 3EC, Pyanchor gold 8,5EC hay Pyan plus 5.8 EC nếu ruộng nhiều cỏ đuôi phụng.

nh-2-pyncho-v-str131339826

Lưu ý:

- Phun đủ lượng nước, thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn.

- Cày, bừa, trục kỹ, san phẳng mặt ruộng.

- Giữ mức nước trên ruộng sau khi gieo cấy (theo hướng dẫn trên nhãn), chú ý các chân ruộng không giữ nước phải đảm bảo có nước liên tục trên ruộng ít nhất 1 tuần sau khi phun thuốc.

- Không dùng nước phèn, lợ để pha thuốc.

Ốc bươu vàng

Tuy trong vụ HT, ốc bươu vàng không phải là dịch hại phổ biến, tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý phòng trừ nhất là những nơi ốc xuất hiện nhiều và gây hại nặng trong vụ ĐX. Hiện nay trên thị trường phổ biến có nhiều loại thuốc đặc trị ốc nhưng tựu chung gồm các hoạt chất chính như:

- Niclosamine (Dioto 250EC, Dioto 830 WDG) dùng để phun.

- Metaldehyde có chất dẫn dụ như Tatoo 150B hay Bosago 12AB dùng để rải.

Các loại thuốc này chúng ta có thể dùng trước hay sau khi sạ, khi dùng cần lưu ý hướng dẫn trên nhãn.

Bọ trĩ, nhện gié

Bên cạnh các đối tượng sâu hại phổ biến trên lúa như rầy nâu, sâu cuốn lá bà con đã quen thuộc và biết cách phòng trị, năm nay do khô hạn bà con cần lưu ý thêm bọ trĩ và nhện gié.

- Đối với bọ trĩ, do chỉ gây hại trong giai đoạn đầu từ khi sạ đến 15 - 20 ngày sau, trên các chân ruộng khô hạn, nên để phòng trị bọ trĩ biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là chúng ta dẫn nước vào ruộng, không để ruộng khô trong giai đoạn đầu, còn nếu mật số cao chúng ta có thể dùng các loại thuốc có tính tiếp xúc hay vị độc như Sec Saigòn 10, 25EC, Schezgold 500WG, sairifos 585 EC có thể trừ được dễ dàng.

- Đối với nhện gié đây là đối tượng gây hại phổ biến trong điều kiện thời tiết nóng, khô, ruộng thiếu nước, vệ sinh đồng ruộng kém, ruộng còn sót lúa gốc, lúa rày vụ trước, ruộng sạ chay, sạ liên tục, bón thừa đạm.

 Do đó nhện gây hại chủ yếu trong tháng 4 - 6 vụ HT ở ĐBSCL. Để phòng trị nhện gié chúng ta cần lưu ý các biện pháp canh tác như luân canh, cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, không sạ dày, bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm, giữ mức nước thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, không để ruộng khô và nhất là phải thăm đồng thường xuyên, chú ý là giai đoạn từ 35 - 50 ngày sau sạ.

Nếu phát hiện có nhện (dùng kính lúp) hoặc thấy trên bẹ, gân, thân, cuống bông có vết sọc dài màu nâu thẫm (cạo gió) thì cần phun thuốc phòng trị nhện ngay, không để nhện gây hại trên cuống bông/gié hay hạt vì khi ấy đã quá muộn.

- Thuốc trừ nhện có thể dùng các loại thuốc đặc trị nhện như Sulox 80WP, Saromite 57EC , Lancer 97DF hay dầu khoáng SK Enspray 99EC...

Khi phun thuốc cần chú ý:

- Trước khi phun, nếu có thể, cho nước vào ruộng để nhện di chuyển lên trên, khi phun dễ trúng thuốc.

- Nên chỉnh bét phun mịn hạt và phun đẩm vào nơi nhện sống và gây hại (bẹ, thân lá).

- Do nhện rất nhỏ, ẩn náu trong bẹ lúa, lại được bao bọc trong kén tơ mỏng nên cần phun nhiều nước, tối thiểu phải phun 5 - 6 bình 8 lít trên 1.000 m2 (400 - 500 lít nước/ha). Có thể phun sáng sớm hay chiều mát. Nếu lúa đang trổ nên phun vào buổi chiều (nếu trời không mưa). Cần theo dõi kỹ hướng dẫn trên nhãn.

Ths Huỳnh Kim Ngọc 
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 413


Hôm nayHôm nay : 58250

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 811791

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64797735