06:10 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch tả lợn châu Phi: Nước mắt của chủ trang trại chăn nuôi

Thứ bảy - 16/03/2019 09:26
Dịch tả lợn châu Phi đang lây lan mạnh tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Trước diễn biến khó lường của dịch, chủ trang trại có lợn bị dịch hay không đều xót xa.

Về xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên – nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên của TP. Hải Phòng, chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi lợn của anh Vũ Văn Đạt.

Anh Vũ Văn Đạt bên căn nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng của gia đình
Anh Vũ Văn Đạt bên căn nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng của gia đình

Chia sẻ với chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, anh Đạt bùi ngùi nói: “Bệnh dịch đến nhanh quá, lợn bỏ ăn đồng loạt, tốc độ chết quá nhanh khiến tôi trở tay không kịp. Đó là tất cả cơ nghiệp của gia đình tôi. Số lợn phải tiêu hủy đều là lợn nái, lợn thịt và lợn giống, con lợn trọng lượng nặng nhất là trên 300kg, các con khác xấp xỉ khoảng 200 – 220kg, lợn giống và lợn thịt dao động trong khoảng 20 – 100kg/con. Thiệt hại ban đầu tôi ước tính khoảng trên 200 triệu đồng”.

Các chốt kiểm dịch được đặt tại điểm ra vào của các xã có dịch trên địa bàn TP. Hải Phòng
Các chốt kiểm dịch được đặt tại điểm ra vào của các xã có dịch trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Anh Đạt chia sẻ tiếp: “Ngay khi thấy lợn có biểu hiện, tôi lập tức báo lên chính quyền địa phương thì ngày hôm sau họ đến lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy đàn lợn của tôi đều dương tính với virut tả lợn. Ngay lập tức, cơ quan chức năng cho tiêu hủy hết số lợn trong chuồng nhà tôi. Nhìn cảnh ấy, xót lắm cô ạ. Công sức bấy lâu đổ sông đổ bể”.

Khi chúng tôi hỏi về tâm tư nguyện vọng, anh Đạt nói: “Tôi sẽ làm lại từ đầu, đi lên từ đôi bàn tay trắng. Tôi mong trong một thời gian nữa khi cơ quan chức năng công bố hết dịch, tôi sẽ tiếp tục vay vốn để tái đàn lợn”.

Ông Nguyễn Hoàng Trường đang phun tiêu độc khử trùng cả khu vực chuồng trại của gia đình
Ông Nguyễn Hoàng Trường đang phun tiêu độc khử trùng cả khu vực chuồng trại của gia đình

Cùng cảnh ngộ với anh Vũ Văn Đạt, là hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Hoàng Trường (thôn Trường Thành, xã Đại Bản, huyện An Dương). Trang trại lợn của gia đình ông có khoảng 50 con lợn thì 18 con bỏ ăn rồi lăn ra chết, sau khi kiểm tra thì chúng đều dương tính với virut tả. Nhìn cảnh 18 con lợn phải đem đi tiêu hủy, ông Trường ngậm ngùi: “Tiếc của lắm nhưng tôi không biết phải làm sao, giữ lại thì không được, bán tống bán tháo cũng không thể vì đó còn là đạo đức của người chăn nuôi. Bản thân tôi rất mong dịch bệnh qua nhanh để nông dân chúng tôi còn yên ổn làm ăn, ổn định cuộc sống”.

Con đường vào khu vực chăn nuôi tại các xã có dịch tả lợn Châu Phi được rắc vôi bột khử trùng
Con đường vào khu vực chăn nuôi tại các xã có dịch tả lợn Châu Phi được rắc vôi bột khử trùng

Đó là với chủ trang trại, gia đình có lợn bị dịch, còn với chủ trang trại, gia đình có lợn không bị dịch cũng lâm vào cảnh dở cười, dở khóc.

Hộ ông bà Nguyễn Văn Chính và Cao Thị Ưu tại thôn Hoàng Đông là một trong những hộ gia đình có trang trại lợn trên địa bàn xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, kể từ khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi, bà Ưu cho biết những con lợn của gia đình bà âm tính với virut ASF (virut tả lợn).

Bà Cao Thị Ưu bên đàn lợn chưa nhiễm dịch tả lợn Châu Phi của gia đình
Bà Cao Thị Ưu bên đàn lợn chưa nhiễm dịch tả lợn châu Phi của gia đình

Chia sẻ với PV báo Kinh tế nông thôn, bà Ưu âu sầu: “Mặc dù lợn nhà tôi không mắc dịch nhưng kể từ khi có dịch tả lợn châu Phi, việc xuất chuồng những con lợn của gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Bởi dân ở đây hầu hết người ta tẩy chay thịt lợn, không ai mua để mà bán. Trang trại của tôi bây giờ còn khoảng gần 20 con, có thể xuất chuồng được 10 con tầm 70 - 80kg  nhưng có ai mua đâu”.

Thịt lợn được bày bán ngoài chợ nhưng sức mua đã giảm rất nhiều
Thịt lợn được bày bán ngoài chợ nhưng sức mua đã giảm rất nhiều

Cũng chỉ vì dịch mà cuộc sống gia đình bà cùng nhiều hộ chăn nuôi lao đao. “Đấy là nhà tôi không có dịch chứ những hộ nhiễm dịch phải tiêu hủy hết kể cả những con lợn còn sống mà dương tính với virut cũng phải bỏ, nhìn xót xa lắm chứ. Công sức chăn nuôi bao nhiêu ngày tháng bỗng tiêu tan hết”, bà Ưu rơm rớm nước mắt.

Việc xuất chuồng đàn lợn khi đủ ngày đủ tháng đã gặp khó khăn vì dịch nhưng cái khó hơn đó là việc ngưng sản xuất chăn nuôi, bởi theo bà Ưu: “Nghề nghiệp chính của chúng tôi là chăn nuôi mà giờ bỏ thì chả biết làm cái gì khác cả”.

Chốt kiểm dịch trên địa bàn xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng
Chốt kiểm dịch trên địa bàn xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng

Bà Ưu cũng cho hay, do lợn không xuất chuồng được nên hàng ngày bà phải giảm bữa ăn của cả đàn xuống, cầm chừng cân nặng để cứu vớt được con lợn nào thì tốt con lợn ấy. Cũng chính vì đàn lợn của gia đình bà không nhiễm dịch bệnh nên các biện pháp ngăn chặn dịch của nhà bà được thực hiện hết sức cẩn trọng.

Kể từ khi có dịch, các địa phương tại TP. Hải Phòng đã chủ động phòng tránh bằng các biện pháp rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng để tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng
Kể từ khi có dịch, các địa phương tại TP. Hải Phòng đã chủ động phòng tránh bằng các biện pháp rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng để tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng

Khi đang trò chuyện với chúng tôi, có hai vị khách đến hỏi mua lợn nhưng khi biết họ đến từ thôn bên – nơi có dịch tả lợn thì bà Ưu từ chối thẳng. Bà phân trần: “Nuôi con lợn, con gà hay con gì cũng vậy, khi nó ốm mình sẽ tìm mọi cách để chữa trị cho nó, trừ trường hợp không thể cứu vãn được nữa mới phải chịu thôi. Trước đây và cả bây giờ khi có dịch, ngày nào tôi cũng phun khử trùng, rắc vôi bột hết khu vực chuồng trại. Nhà tôi cũng dùng nước máy hoàn toàn để tắm rửa, nấu cám cho lợn chứ không dùng nguồn nước kênh rạch. Cũng có thể vì lý do đó mà lợn nhà tôi không lây bệnh”.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Suốt, Chủ tịch UBND xã Quang Phục, cho biết: “Xã Quang Phục mới bắt đầu phát hiện ổ dịch đầu tiên vào ngày 8/3 vừa qua. Dịch tả lợn châu Phi ập đến bất ngờ khiến cho tình hình chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, có hộ dân nuôi lợn đến ngày được xuất chuồng, không nhiễm dịch nhưng cũng không bán được. Chúng tôi đã đặt 3 chốt kiểm dịch tại các điểm ra vào nối liền với các xã khác để ngăn chặn và giúp tránh lây lan dịch bệnh ra toàn vùng”.

Theo Phượng - Trang - Nguyên/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 43328

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60120135