Nên chia ra làm 4 lần bón trong 1 năm:
+ Lần 1: Bón ngay sau khi thu hoạch quả với liều lượng là toàn bộ phân chuồng, 70% lượng phân lân, 30% phân đạm và 30% phân kali.
+ Lần 2: Bón sau lần 1 từ 5 - 6 tháng khi cây phân hóa mầm hoa. Lượng bón là 30% lượng phân đạm, 30% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.
+ Lần 3: Bón khi cây đã ra hoa, sau lần 2 từ 1 - 2 tháng. Đợt này bón 20% lượng phân đạm.
+ Lần 4: Bón sau lần 3 khoảng 3 tháng. Bón toàn bộ 20% lượng phân đạm và 40% phân kali còn lại.
Biết cách và chăm sóc tốt, nhãn có thể cho trái 2 - 3 vụ/năm. |
Để bổ sung dinh dưỡng và vi lượng qua lá, giúp tăng lượng hoa và trái hữu hiệu, có thể phun phân bón lá Kalihydrophotphat (KH2PO4) 0,2 - 0,3%, hoặc các loại phân vi lượng vào thời kỳ ra hoa.
Để tăng lợi nhuận, nông dân cần áp dụng các phương pháp điều khiển ra hoa rải vụ như sau:
Sử dụng Kali clorat (KCLO3): Áp dụng KCLO3 với lượng 70g hòa nước tưới chung quanh 1m đường kính cây nhãn có kết quả tốt. Đối với giống Edor thì cần xử lý ra hoa với Kali clorat 2 lần/vụ. Có thể sử dụng Natri hipoclorit (NaOCl) thay thế cho Kali clorat.
Dùng chất kích thích sinh trưởng: Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết xử lý ethephon ở nồng độ 500 - 1.000ppm làm cho nhãn ra hoa tốt hơn nhiều so với không xử lý. Xử lý paclobutrazol cũng có kết quả nhưng không ổn định.
Áp dụng biện pháp cắt khoanh vỏ thân cây nhãn: Dùng dao cắt khoanh vỏ thân cây nhãn có chiều rộng 2 - 3mm khi lá ở giai đoạn lá lụa kết hợp với tưới gốc Kali clorat (KCLO3) chừng 3 muỗng canh giúp tăng tỷ lệ hoa cao trong mùa nghịch...
Để phù hợp cho từng giống cây, điều kiện canh tác của mỗi vườn nhãn, nông dân cần thử nghiệm từng biện pháp riêng trên vườn nhà mình để có kết quả phù hợp cho lợi nhuận cao.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn