07:23 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Nai: “Vỡ chuồng”, thịt lợn tràn ra quốc lộ

Thứ năm - 04/05/2017 23:20
Để cứu vãn tình thế thua lỗ tồi tệ, nhiều nông dân nuôi lợn đã tự mang lợn đi mổ rồi đem đi tiêu thụ.

Hai tuần nay, mỗi sáng, quốc lộ 20 đoạn từ chợ Gia Kiệm đến chợ Dốc Mơ (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) xuất hiện hàng chục sạp thịt lợn dã chiến. Đây là những sạp thịt lợn của chính người chăn nuôi do thua lỗ giá, hết tiền mua thức ăn cho lợn đã tự mang lợn đi mổ để bán ra thị trường.

 dong nai: “vo chuong”, thit lon tran ra quoc lo hinh anh 1

Anh Nguyễn Văn Trung và sạp thịt lợn ven QL20 trước chợ Dốc Mơ (Thống Nhất, Đồng Nai).  

Thịt lợn tràn ngập trên đường

 

Giá lợn rớt thê thảm, chỉ còn từ 17.000 - 22.000 đồng/kg hơi khiến người chăn nuôi lỗ nặng từ 1 - 2 triệu đồng/con. Nợ chồng nợ, nhiều trang trại không còn khả năng mua thức ăn cho lợn, thậm chí buộc phải “treo chuồng”.

Mới sáng sớm, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung đã khệ nệ bê thịt lợn ra bày bán trên lề QL20, trước mặt chợ Gia Kiệm. Anh Trung cho biết, việc tự mang lợn nuôi đi mổ bán như nỗi cam chịu vì đã bị dồn tới chân tường. “Khổ quá mới buộc phải làm vậy. “Sau những tháng cầm cự với giá lợn rớt liên tục, giờ gia đình tôi không còn đủ tiền để mua cám cho lợn ăn. Cả tuần nay, vợ chồng đành đem lợn đi mổ bán. Mỗi ngày bán được 2 con lợn với giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Tiền lời cũng chỉ bù thêm cho tiền cám hiện nay của cả đàn”, anh Trung bùi ngùi. Hiện trại lợn của anh Trung còn hơn 100 con lợn thịt vẫn đang “tồn” cần bán gấp.

 Cách đây 3km là chợ Dốc Mơ. Ở đây số nông dân tự mang lợn đi mổ bán còn nhiều gấp hai lần tại chợ Gia Kiệm. Cứ mỗi sạp thịt lợn là vợ chồng, anh chị em xúm xít vào “ra” thịt bán cho khách. Anh Lê Văn Khanh vừa bổ cái giò lợn to đùng vừa cười như mếu: “Chưa bao giờ thấy giá lợn rớt kỷ lục như hiện nay. Tôi đành phải ra chợ chặt thịt lợn cho vợ bán”.

Theo anh Khanh, mỗi ngày hai vợ chồng anh cố lắm cũng chỉ bán xong con lợn nặng 1 tạ, lời vài trăm nghìn đồng. Hiện trại anh vẫn còn hơn 200 con lợn đang lúc xuất bán nhưng chẳng có thương lái đến mua dù giá rất thấp. Mỗi ngày, đàn lợn này ngốn của anh vài triệu đồng tiền cám.

Tương tự, những ngày này, dọc các tuyến đường đến các chợ xã Suối Nghệ, Bình Giã, Láng Lớn (huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu)... đâu đâu thấy cũng bày bán la liệt thịt lợn. Chỉ cần một tấm ni lông trải dưới đất, ngoài lề chợ hoặc bên vệ đường là có thể bán thịt lợn với giá rẻ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.

 dong nai: “vo chuong”, thit lon tran ra quoc lo hinh anh 2

Khắp nơi là thịt lợn.

Không thể hết “giải cứu” chuối rồi đến lợn               

Theo ông Nguyễn Thanh Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai), việc người nuôi lợn tự đem lợn đi mổ bán chỉ là giải pháp tình thế trong lúc khó khăn dồn dập. “Huyện còn 200.000 con lợn đến lúc xuất chuồng, việc chỉ bán lẻ vài ba con lợn mỗi ngày chỉ giúp nông dân đỡ đần chi phí thức ăn cho lợn, nên chính quyền cần có biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ lợn cho dân”, ông Hoàng thổ lộ. 

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, việc vừa qua tỉnh mở các điểm bán thịt lợn bình ổn giá là giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn nhằm hỗ trợ cho người trực tiếp chăn nuôi giảm lỗ, giúp người tiêu dùng mua được thịt lợn đúng với giá bán thực tế, mua được sản phẩm thịt an toàn; ngoài mục đích kích cầu còn có tác dụng cảnh báo người chăn nuôi phải sản xuất sản phẩm sạch.

Mới đây, tại Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 4.2017, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cho rằng, ngoài việc tập trung xử lý trước mắt đẩy nhanh việc tiêu thụ thịt lợn cho người dân, các sở, ngành liên quan phải nhanh chóng tham mưu những giải pháp lâu dài để hỗ trợ nông dân, không thể để xảy ra tình trạng hết “giải cứu” chuối rồi đến “giải cứu” lợn như thời gian gần đây.

Trong khi đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Công thương kêu gọi, liên kết phối hợp với các cơ sở giết mổ, chế biến trong và ngoài tỉnh hỗ trợ mua lợn cho bà con nông dân; đồng thời vận động các bếp ăn tập thể, các căn tin trong công ty, DN, trường học, các đơn vị bộ đội hỗ trợ mua lợn giúp người chăn nuôi trong tỉnh.

Ông Nguyễn Lương Trai - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, hiện tại đơn vị đang đề xuất với UBND tỉnh đề nghị Sở Công thương cần có ý kiến với Bộ Công thương về kiểm soát thị trường để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm từ lợn nhiều hơn hỗ trợ người chăn nuôi.

Chị Dương Thị Nhàn (thôn Phước An, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) đóng một cái sạp nhỏ để trước nhà, mỗi ngày chị mổ 1 con lợn bán để vớt vát lại tiền cám. Chị cho biết, hiện tại chuồng còn 70 con lợn hiện đã quá lứa, mỗi con từ 80 - 100kg nhưng thương lái không mua. Trong khi đó nợ tiền cám ở đại lý, cộng với nợ vay vốn ngân hàng khiến cho gia đình chị không thể nào xoay sở kịp.


Trần Đáng
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 28990

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 174863

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73221834