19:03 EST Thứ tư, 18/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đóng tàu vỏ sắt: Cần đồng bộ và có trọng điểm

Thứ hai - 30/06/2014 04:30
Khai thác xa bờ bằng tàu vỏ sắt là ước mơ của ngư dân bao đời nay, song triển khai như thế nào để có hiệu quả, ngư dân trả được nợ vay, đời sống nâng cao, thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Biển bạc của ta, do nhân dân ta làm chủ”.
Ảnh minh họa: tuoitre.vn

Ảnh minh họa: tuoitre.vn

Việt Nam là một trong những nước có lợi thế về biển, có nguồn lợi hải sản dồi dào, song nghề cá nước ta vẫn là nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ, phương tiện đánh bắt thủ công.

Đến nay cả nước có 118.000 tàu cá các loại nhưng chỉ 23% trong số đó có công suất lớn hơn 90CV (28.000 chiếc) và có đến 99% là tàu vỏ gỗ. Điều này cho thấy nghề cá nước ta vẫn là nghề cá quy mô nhỏ.

Trong tình hình mới, Nhà nước đã quyết định cho vay ưu đãi hàng chục nghìn tỷ đồng sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu vỏ sắt để đánh bắt xa bờ. Vấn đề đặt ra là khai thác bằng tàu vỏ sắt làm sao để có hiệu quả? Ngư dân có trả được nợ vay và có cải thiện được đời sống hay không? Nhất là trong bối cảnh ngư dân đi biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa bão thất thường, sản lượng đánh bắt không ổn định, giá cả bấp bênh, gặp nhiều rủi ro, chịu nhiều tổn thất do thiên tai, địch họa.

Mặt khác, ngư dân nước ta đánh bắt theo nghề truyền thống, cha truyền con nối, đa số chưa được qua đào tạo, thuyền trưởng, máy trưởng, lao động thiếu tay nghề chưa có kinh nghiệp hoạt động trên những con tàu vỏ sắt. Trong khi đó, cơ sở hậu cần phục vụ cho khai thác xa bờ thiếu đồng bộ (bao gồm cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở bảo quản, chế biến, sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới tàu thuyền, nhất là đối với tàu vỏ sắt). Những bất cập trên nếu không được cải thiện chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển các tàu vỏ sắt khai thác xa bờ…

Để đầu tư đồng bộ cho phát triển nghề cá xa bờ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư phải lớn hơn nhiều so với đóng tàu vỏ sắt. Vì vậy, theo người viết, trước mắt cần tập trung giải quyết, đầu tư cho vay ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm và cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Một là, do nguồn vốn có hạn, trước hết ưu tiên cho các đối tượng: Ngư dân có kinh nghiệm khai thác trên các ngư trường ở Hoàng Sa và Trường Sa; ngư dân đánh bắt theo các mô hình tổ đội sản xuất, các hợp tác xã, các nghiệp đoàn, các hiệp hội, các nghề đánh bắt có sản lượng cao, cho vay ưu đãi đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần trên biển, cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở các ngư trường trọng điểm…

Hai là, ngư dân và doanh nghiệp đóng tàu cùng đồng hành với nhau trong việc đóng tàu vỏ sắt, cùng bàn bạc từ khâu thiết kế đến thi công, giám sát trong quá trình đóng tàu, cũng như việc chọn lựa các thiết bị, ngư lưới cụ và cả trong quá trình đánh bắt thí nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa… Điều quan trọng, con tàu đóng mới phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của ngư dân, phù hợp với nghề nghiệp, ngư trường đánh bắt và tập quán vùng miền, không áp đặt theo các mẫu tàu có sẵn của các doanh nghiệp, trước tiên cần đóng tàu vỏ sắt để thử nghiệm, nếu thành công mới sản xuất đại trà.

Ba là, đóng mới, nâng cấp, cải hoán các loại tàu vỏ gỗ có thể triển khai cho vay ưu đãi ở tất cả các tỉnh theo yêu cầu của ngư dân, nhưng đối với đóng mới các tàu vỏ sắt nên triển khai ở các tỉnh miền Trung, gắn liền với xây dựng, nâng cấp các trung tâm nghề cá, bao gồm khu neo đậu tàu thuyền tránh gió bão, các cảng cá, bến cá, chợ cá, kho bảo quản, cơ sở chế biến dịch vụ, cung ứng vật tư hàng hóa, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền...

Bốn là, triển khai công tác quy hoạch sắp xếp lại ngư trường, tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết gắn liền sản xuất trên biển và trên bờ như mô hình tàu mẹ, tàu con; bảo quản, vận chuyển, tổ chức chế biến tại các trung tâm nghề cá, tránh thất thoát sau thu hoạch, đảm bảo sản phẩm có chất lượng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Năm là, củng cố các trường công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, đại học hiện có trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư khai thác hải sản, cơ khí đóng sửa chữa tàu thuyền, thuyền trưởng, máy trưởng, lao động có tay nghề…

Sáu là, mở rộng hợp tác quốc tế, mời chuyên gia các nước có nghề cá tiên tiến để chuyển giao công nghệ cho ngư dân, đồng thời cử ngư dân đi tập huấn ở nước ngoài để tiếp thu công nghệ mới…

Đề nghị Nhà nước cho phép liên doanh đánh bắt ở các vùng biển kinh tế đặc quyền và vùng biển quốc tế với một số nước có nghề cá tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… (phía nước ngoài góp vốn bằng con tàu, ngư lưới cụ, cử chuyên gia và bao tiêu sản phẩm; lao động đánh bắt là ngư dân Việt Nam). Đây chính là giải pháp hữu hiệu để nghề cá Việt Nam khắc phục yếu kém, phát triển theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

TS. Hồ Văn Hoành

Phó Chủ tịch TƯ Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 40938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 782553

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72465262