a) Trên mạ, lúa
- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây hại dảnh héo trên mạ và lúa mùa cực sớm. Giám sát chặt chẽ diễn biến sâu đục thân 2 chấm, tổ chức phòng trừ sâu đục thân 2 chấm cho diện tích mạ và lúa mùa sớm khi có mật độ ổ trứng cao.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 4 phát sinh gây hại trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái, lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh với mức độ gia tăng cục bộ. Nhưng diện tích có mật độ quá cao cần xử lý kịp thời; không khuyến cáo phun thuốc sớm, phun thuốc tràn lan để trách bộc phát rầy và sâu cuốn lá.
- Chuột tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa gieo thẳng; đặc biệt trên các khu ruộng mới gieo, gần gò bãi, mương máng; nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX.
- Theo dõi và phòng trừ sọc đen trên lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ; châu chấu, sâu keo, rầy các loại, ốc bươu vàng, trên lúa HT - mùa sớm.
b) Trên mía
Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc bị nhiễm bệnh, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... rải rác hại nhẹ trên lúa xuân hè - HT sớm đòng trỗ - chắc xanh.
- Bọ trĩ, sâu keo, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại chủ yếu trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa trà muộn.
3. Các tỉnh phía Nam
- Từ 3 - 11/7 có đợt rầy nở rộ. Các tỉnh cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan sang diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sang các trà lúa TĐ mới gieo sạ.
- Bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển mạnh. Đặc biệt, trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm. Vì vậy, khi phát hiện cần tích cực phun để phòng trị đảm bảo nguyên tắc 4 đúng; không nên phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh.
- Thực hiện xuống giống lúa TĐ đồng loạt, tập trung, né rầy và giãn cách với vụ lúa HT tối thiểu 20 ngày.
Ngoài ra để phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt nên phun ngừa trước trỗ và sau khi lúa trỗ đều.
Cũng cần lưu ý bệnh bạc lá vi khuẩn, chuột ở giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
KHUYẾN CÁO
Trên lúa:
- Rầy nâu phun Applaud 10WP, Imida 10WP khi rầy ở tuổi 2 - 3.
Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa, sử dụng cặp Applaud 10WP + Oncol 20 hoặc Applaud 10WP + Hopsan 75ND.
- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 25WP sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.
- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Altach 5EC, Cyper 25EC.
- Bọ trĩ (bọ cánh tơ) phun Imida 10WP khi sâu còn nhỏ.
- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.
- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào lúc lúa sắp trổ và sau trổ đều.
Trên cây trồng khác:
Cây chè
- Bọ cánh tơ Phun Nouvo 3,6EC khi bọ trĩ chớm xuất hiện.
- Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC khi rầy tuổi còn nhỏ.
Cà phê
- Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) Sử dụng Manozeb 80WP hoặc Carbenda supper 50SC phun khi thấy bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2.
- Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh, phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.
Cây tiêu
- Tuyến trùng rễ Sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ và tưới lập lại vào 7 ngày sau.
Nhãn, vải
- Bệnh thán thư phun Carbenda supper 50SC khi bệnh chớm xuất hiện, bệnh nặng phun lại lần 2 vào 5 - 7 ngày sau phun lần đầu.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn