21:29 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dưa gang cần đất giàu dinh dưỡng

Thứ sáu - 14/03/2014 04:42
Dưa gang sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, có độ pH 6 - 7. Đất cần cày bừa kỹ, làm sạch cỏ và lên luống.
Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2 - 3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày 2 - 3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tỉa thưa dần để lại những cây to khỏe.

Dưa gang có thể trồng theo rạch, cây cách cây 60 - 75cm và hàng cách hàng 150 - 200cm. Mật độ trồng khoảng 10.000 – 15.000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà.

Nếu gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5 - 2kg hạt giống nhưng nếu gieo bầu đất trước thì chỉ cần 0,5kg hạt giống cho 1ha.

Dưa gang “mê” phân hữu cơ, nhất là phân bò.
Dưa gang “mê” phân hữu cơ, nhất là phân bò.

Thường bà con trồng dưa gang trên các thửa ruộng cao sau khi đã thu hoạch lúa. Loại dưa này trồng luân canh với lúa nước thường tránh được các mầm sâu bệnh và tuyến trùng gây hại. Sau khi gặt lúa, đất được cày phơi ải, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống trước khi trồng. Nhu cầu về phân bón với dưa gang rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20 - 35 tấn/ha.

Tùy theo độ phì và cấu tượng của đất mà chọn lựa các biện pháp bón phân thích hợp. Để cho 20 tấn quả/ha, dưa gang lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm: 60 - 120kg N, 20 - 40kg P2O5, 120 - 140kg K2O, 100 - 140kg CaO và 20 - 60kg MgO. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng cũng rất cần thiết. Nên sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗi cây chỉ để lại 3 - 5 quả là tốt nhất).

Dưa gang không “ưa” bón nhiều phân hóa học, chỉ “thích” phân hữu cơ, nhất là phân bò. Nếu lạm dụng nhiều phân hóa học, khi chín dưa sẽ xốp, rời rạc, ăn không ngon, khó bảo quản và vận chuyển khi tiêu thụ. Ngược lại khi bón nhiều phân bò, khi chín dưa sẽ có độ dẻo nhất định, không bị bể và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, việc tưới nước cũng nên hạn chế dần khi những trái dưa gốc (dưa ra đầu tiên) đã già (sắp chín), nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không cao.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển mầm (nhánh), đồng thời sử dụng thuốc dưỡng 3 lá xanh cho cây tăng trưởng nhanh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075409

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72758118