14:21 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dùng kháng sinh trong chăn nuôi: Hại nhiều mặt

Thứ bảy - 26/08/2017 20:20
- Mặc dù đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và nuôi trồng thủy sản (NTTS), thế nhưng, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giống nòi. Do đó, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT về cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ năm 2018 đang được nhiều chuyên gia cũng như người dân đồng tình, ủng hộ.

Cao gấp 6 lần châu Âu

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong chăn nuôi và NTTS ở Việt Nam làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó, việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không được giám sát về chuyên môn cho thấy thuốc kháng sinh đang được sử dụng một cách thiếu trách nhiệm.

Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, theo khảo sát mới đây của Cục đối với 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang thấy, mức sử dụng kháng sinh rất cao. Lượng kháng sinh trên gia cầm ở đây cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu. Trong đó, 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh.

Không chỉ vậy, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có trộn sẵn thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao. Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng.

Trong ngành chăn nuôi heo, kháng sinh cũng bị lạm dụng khi ghi nhận có 286,6mg hoạt chất kháng sinh/kg heo hơi.

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh

Đối với môi trường nuôi trồng thủy sản: 

- Gây mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nuôi.

- Tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gây nên hiện tượng nhờn thuốc, tôm bệnh ngày càng khó trị.

Đối với người tiêu dùng: Ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc, suy tủy, suy gan, suy thận, nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư, đột biến gen

Đối với xuất khẩu: Dư lượng kháng sinh cao khiến con tôm không đạt chất lượng, nhiều lô hàng bị trả về gây ảnh hưởng lớn tới nền nông nghiệp, thủy sản của Việt Nam.

Theo Cục Thú y, các nghiên cứu gần đây về vi khuẩn kháng thuốc trên động vật và sản phẩm động vật cũng đã được thực hiện trên 202 chủng Campylobacter spp. phân lập từ 343 trang trại chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ghi nhận tỷ lệ kháng thuốc như sau: 100% kháng Erythromycin; 99% kháng Sulfamethoxazole – Trimethoprim; 92% kháng Nalidixic acid và Ofloxacin và 20,8% kháng Ciprofloxacin. Ngoài ra, trong số 895 chủng Escherichiacoli phân lập được từ 208 trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ ở ĐBSCL cũng cho thấy, tỷ lệ kháng Gentamicin là 20%, kháng Ciprofloxacin là 32,5%. Hiện tượng kháng thuốc Ciprofloxacin chắc chắn liên quan đến việc sử dụng Quinolone tại các trang trại chăn nuôi.

Cũng theo kết quả khảo sát, kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella spp. được phân lập từ 318 mẫu thịt heo, gà từ các chợ bán lẻ miền Bắc cho thấy, vi khuẩn này kháng Tetracyline là 58,5%; Sulphonamides 58,1%; Streptomycin  47,3%; Ampicillin là 39,8%, Chloramphen-icol  37,3%; Trimethoprim 34,0% và Nalidixic acid 27,8%. Kết quả nghiên cứu kháng kháng sinh trên thực phẩm thủy sản cũng cho thấy có 18% chủng Escherichiacoli phân lập được từ 60 mẫu tôm từ một chợ ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) có enzyme ESBL, 55% chủng này kháng với nhiều loại thuốc.

Bà Thủy cho rằng, tình trạng dễ dàng mua thuốc kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ thú y đã làm tăng thêm gánh nặng, gây khó khăn trong công tác quản lý, dẫn tới tình trạng lạm dụng trong chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn là hướng đi tất yếu hiện nay. Bởi vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chọn năm 2017 là “Năm cao điểm hành động vì ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp”. Trong đó, đặt mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và PTNT phấn đấu đến cuối năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản giảm 10% so với năm 2016.

Xuất khẩu gặp khó

Thời gian qua, một số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị các thị trường cảnh báo về hàm lượng tồn dư kháng sinh, hóa chất cấm. Còn đối với chăn nuôi, sản phẩm thịt lợn, gia cầm xuất khẩu sang các nước vẫn còn khá hạn chế, một phần do chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Điều này đặt ra yêu cầu đối với ngành chăn nuôi và NTTS là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó có việc quản lý chặt tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong quá trình sản xuất.

TS. Thái Quốc Hiếu, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Tiền Giang, nhấn mạnh, nạn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là mối lo nhất hiện nay, trực tiếp dẫn tới nhiều thiệt hại, cản trở sự phát triển của địa phương.

Mỗi tháng, các đối tác Nhật Bản, Singapore của Công ty rau quả Tiền Giang nhập khẩu khoảng 10 container trứng chim cút, tương đương trên 10 triệu quả. Nhưng thực tế thì không có tháng nào đủ số lượng để xuất khẩu, vì qua kiểm soát, nhiều vùng chăn nuôi vệ tinh sử dụng nhiều kháng sinh, trứng còn tồn dư kháng sinh thì không thể xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệpvà PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, với số lượng lớn thịt lợn và thịt gia cầm tiêu dùng trong nước hàng ngày, việc tồn dư kháng sinh có thể là rủi ro lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Điều này cũng có thể gây ra những bệnh mới nổi lây truyền sang người hoặc những bệnh mới nổi lây truyền qua thực phẩm. Do đó, từ đầu năm 2018, Việt Nam sẽ dừng sử dụng các loại kháng sinh cho mục đích sinh trưởng trong chăn nuôi, NTTS và chỉ cho phép sử dụng trong sản xuất con giống. Đặc biệt, lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và NTTS.

Bộ cũng sẽ bàn bạc cụ thể về danh mục kháng sinh sử dụng cho động vật, danh mục kháng sinh sử dụng cho người, hạn chế sử dụng chung kháng sinh cho cả động vật và người. Hiện tại, theo Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây đã được cắt giảm chỉ còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31/12/2017.

Cần siết chặt quản lý nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu

Theo Cục Thú y, trong 5 tháng đầu năm 2017, đã có 35 doanh nghiệp (DN) đăng ký nhập khẩu (NK) nguyên liệu kháng sinh làm thuốc thú y. Trong đó, số DN nhập khẩu để kinh doanh có 17 công ty; số DN nhập khẩu để kinh doanh và SX có 2 công ty và 16 công ty nhập khẩu để SX thuốc. Cục đã cấp giấy phép NK cho 50 loại nguyên liệu kháng sinh làm thuốc thú y cho các DN với số lượng 2.500 tấn, giá trị 37,8 triệu USD (trong đó 90% nguyên liệu được NK từ Trung Quốc).

Để quản lý chặt việc tiêu thụ trong nước, Cục Thú y đã yêu cầu trong giấy phép NK, đơn vị đăng ký NK phải ghi rõ “nguyên liệu NK chỉ được dùng cho sản xuất thuốc thú y”, đồng thời yêu cầu đơn vị NK phải báo cáo việc sử dụng, kinh doanh, địa chỉ cơ sở mua nguyên liệu kháng sinh của lô hàng trước đó…

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, cho rằng, điều này đã tạo chuyển biến rất tích cực. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra giám sát việc sử dụng nguyên liệu kháng sinh NK trên toàn quốc, đã không còn phát hiện trường hợp nào kinh doanh, buôn bán, sử dụng nguyên liệu kháng sinh sai mục đích, sai đối tượng.

Đây cũng là cơ sở để lực lượng thanh tra có thể dễ dàng truy xuất được nguồn gốc đường đi cuối cùng của đối tượng khi phát hiện ra sai phạm. Mặc dù vậy, do chưa có chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi NK, buôn bán nguyên liệu kháng sinh sai mục đích, sai đối tượng nên từ năm 2016 đến nay, các trường hợp vi phạm chỉ bị áp dụng biện pháp tạm thời cấm NK.

Tuy nhiên, tại thông tư thi hành Luật Thú y đã có những chế tài xử lý hành chính rất mạnh tay đối với hành vi này, vì vậy, thời gian tới, Cục Thú y và các đơn vị liên quan cần khẩn trương xây dựng nghị định xử phạt hành chính theo Luật Thú y trên cơ sở phù hợp với Bộ luật Hình sự để sớm có cơ chế quản lý mạnh hơn.             

 

Đầu tháng 8, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã khởi động Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh (SDKS) và phòng chống kháng kháng sinh (KKS) trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 2017-2020 với 5 mục tiêu:

(1) Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan đến KKS và SDKStrong chăn nuôi và NTTS;

(2) Nâng cao nhận thức về SDKS và nguy cơ về sự hình thành KKS cho cán bộ kỹ thuật, người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, cho nông dân và người tiêu dùng;

(3) Thực hiện các thực hành tốt trong khám chữa bệnh, thực hành tốt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực hành tốt trong chăn nuôi và NTTS;

(4) Giám sát SDKS, kháng sinh tồn dư và KKS trong chăn nuôi và NTTS;

(5) Tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý KKS.

Vân Nhi/kinhtenongthon.com.vn

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268952

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73315923