16:43 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn bó với rừng, rừng không phụ

Chủ nhật - 18/11/2018 10:03
Tận dụng chính lợi thế của địa phương, ông Nguyễn Đức Toàn (thôn Trục Bình 1, xã Minh Bảo, TP.Yên Bái) đã trồng 2,5ha rừng và tổ chức chế biến gỗ rừng trồng, mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Dựng sự nghiệp từ 2 bàn tay trắng

Ông Toàn cho biết, từ khi lập gia đình, vợ chồng ông được cha mẹ cho ra ở riêng với 2ha đất đồi rừng để trồng cây, làm nhà và chút vốn làm ăn. Lúc đó, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hai vợ chồng ông luôn suy nghĩ phải làm cách nào để ổn định cuộc sống lâu dài.

 gan bo voi rung, rung khong phu hinh anh 1

Ông Nguyễn Đức Toàn (trái) giới thiệu mô hình chế biến gỗ rừng trồng của gia đình.  Ảnh: N.Q

Ông Nguyễn Đức Toàn được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; chứng nhận của Hội NDVN: Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư giai đoạn 2012-2016. Ông cũng được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018”.

Sống giữa miền sơn cước, nhìn đi nhìn lại cũng không biết làm gì để cuộc sống khá lên. Nhận thấy chỉ có đất rừng là lợi thế của địa phương nên ông Toàn quyết định trồng keo, quế... trên diện tích đất mình có. Đồng thời, ông cũng bắt đầu đi tìm hiểu, thu mua gỗ của bà con trong xã và các vùng lân cận, bán về các tỉnh Hải Phòng, Nam Định.

Ông Toàn chia sẻ: “Buôn bán xuôi ngược vài năm, tôi cứ trăn trở là mình đi bán gỗ, người ta mua về làm có lãi, tại sao mình không làm? Từ lúc trắng tay, vất vả mãi mới tích cóp được số vốn nhỏ nên vợ con cũng phản đối ghê lắm, nhưng tôi vẫn quyết làm. Năm 2007, tôi vay mượn thêm ngân hàng, anh em họ hàng để mở xưởng chế biến gỗ”.

Quy mô xưởng chế biến gỗ của ông Toàn lúc đầu chỉ vỏn vẹn có 1 máy duy nhất. Với những mối quan hệ đã có và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, việc làm ăn nhanh chóng ổn định. Đến năm 2010, khi có thêm nguồn vốn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, ông đã mua thêm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, mua 2 ôtô tải để chở các sản phẩm như cốt pha, thanh gỗ bán cho các chủ xây dựng trong tỉnh và doanh nghiệp tại Hải Phòng để xuất khẩu ra nước ngoài.

Nếu như năm 2012 tổng doanh thu của gia đình ông đạt trên 1,1 tỷ đồng thì từ năm 2016 đến nay luôn đạt gần 2 tỷ đồng. Đồng thời, cơ sở của gia đình ông tạo công ăn việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ với mức lương từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Người… truyền cảm hứng

 gan bo voi rung, rung khong phu hinh anh 2

Cơ sở chế biến gỗ của gia đình ông Toàn tạo công ăn việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ. Ảnh: N.Q

Là người đầu tiên tại xã Minh Bảo phát triển mô hình chế biến gỗ rừng trồng, ông Toàn luôn tận tình hướng dẫn cho những hộ nông dân khác về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng rừng và kỹ thuật gây dựng xưởng, chế biến gỗ; kỹ thuật vận hành và sửa chữa một số lỗi của máy cưa, máy xẻ… Ngoài ra, ông còn thường xuyên cùng với Hội Chữ thập đỏ xã và các hội, đoàn thể khác hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các trường hợp, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, xây dựng giao thông nông thôn tại thôn, xã.

Những ai đã gặp và làm việc với ông Toàn đều yêu mến ông bởi ông không chỉ đem đến cho họ một công việc ổn định, giúp đỡ lúc khó khăn mà còn truyền cảm hứng làm việc, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Dù cho thị trường luôn có nhiều biến động, nhiều xưởng tại địa phương thua lỗ và dừng sản xuất nhưng riêng với xưởng của gia đình ông vẫn duy trì tốt.

"Mô hình xưởng chế biến gỗ rừng trồng của gia đình ông Nguyễn Đức Toàn là một trong mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của xã, thu hút nhiều lao động tại địa phương. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hội viên khác, cần phải nhân rộng...” -  ông Bùi Việt Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Bảo (TP.Yên Bái) nói.

Theo Quỳnh Nguyễn (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 37


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1120593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72803302