06:22 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gấu nuôi - “máy in tiền” thành cục nợ

Thứ tư - 02/11/2016 04:29
Hiện toàn TP.Hà Nội có gần 300 cá thể gấu nuôi nhốt trong hộ gia đình và các tổ chức, song chỉ có vài cá thể được gắn chip khiến việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, số lượng gấu nuôi liên tục giảm, một số ý kiến cho rằng do chăm sóc kém khiến gấu chết. Vậy vì sao việc bàn giao gấu lại khó thực hiện?

Khó giao gấu nuôi nhốt

Gấu ngựa và gấu chó là loài động vật hoang dã quý hiếm đã được pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế bảo vệ (thuộc nhóm 1B). Cả 2 loài gấu này đều đang bị đe dọa tuyệt chủng do sự suy giảm môi trường sống và nạn nuôi nhốt gấu lấy mật. Do lịch sử để lại, ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều hộ dân nuôi nhốt gấu, song đã bị nghiêm cấm chích hút mật và sử dụng vào mục đích thương mại.

 gau nuoi - “may in tien” thanh cuc no hinh anh 1

Gắn chip điện tử cho gấu nuôi, cách quản lý mới khi người dân chưa thể bàn giao gấu cho nhà nước. Ảnh: Việt Tùng

Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát lại số lượng gấu trên địa bàn và tiến hành gắn lại chíp mới để quản lý, bảo vệ gấu tốt hơn, đồng thời xử lý nghiêm nếu các hộ vi phạm quy định về bảo vệ loài gấu”. 

Ông Lê Minh Tuyên

 

 

Theo ông Đào Khắc Trường – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đan Phượng (phụ trách địa bàn các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ), năm 2005 khi bắt đầu triển khai gắn chíp cho gấu, trên địa bàn 3 huyện do Hạt quản lý có khoảng 500 con gấu, với 52 hộ nuôi, trong đó huyện Phúc Thọ có hơn 300 con. Tuy nhiên, hiện 3 huyện chỉ còn 187 con, với 34 hộ nuôi.

Theo ông Trường, nguyên nhân số gấu giảm mạnh một phần do già chết, một phần do nhà nước cấm chích hút mật, nuôi gấu tốn kém, lại không có thu từ mật gấu nên người dân không mặn mà chăm sóc như trước. Ông Trường cũng cho biết thêm, sau khi có Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, loài gấu đã được chuyển từ động vật nhóm 2 sang nhóm 1B (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Tìm đến làng nuôi gấu Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ), chúng tôi cảm nhận được sự đìu hiu của “làng nghề” một thời sôi động. Ông Khuyết Duy Luyện - một trong các hộ nuôi gấu ở đây cho biết, trước đây mật gấu rất có giá, khoảng 200.000 đồng/cc (1cc = 1ml), gấu được “cưng” hơn cả người, khẩu phần ăn lên tới 100.000 đồng/ngày. Nhưng nay, mật không được bán, tất cả gấu đã được gắn chip nên muốn chuyển giao cho người khác cũng không được. “Nếu nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua gấu, chúng tôi sẵn sàng giao lại gấu cho nhà nước quản lý, bởi trước đây chúng tôi phải bỏ ra một số tiền khá lớn để mua gấu” – ông Luyện bày tỏ.

Theo ông Phạm Văn Vọng – Hạt phó Hạt Kiểm lâm Mỹ Đức, nếu nhà nước không kịp thời tiếp nhận lại gấu từ người dân, chắc chắn số lượng gấu sẽ tiếp tục giảm sút.

Đổi mới cách quản lý

Ông Trường cho biết, hiện nay khi người dân chưa thể giao gấu cho nhà nước thì biện pháp cơ bản vẫn là kiểm tra, tuyên truyền cho người dân hiểu về quy định bảo vệ loài gấu, không chích hút mật gấu và sử dụng mật gấu. “Chúng tôi thường xuyên xuống các hộ để kiểm tra chíp, nhưng để kiểm tra được cá thể gấu thì phải gây mê, do đó nếu người dân không hợp tác thì rất khó” – ông Trường cho hay.

Tại một hội nghị tập huấn mới đây, ông Gilbert Sape - Giám đốc Chương trình Động vật hoang dã châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới nói: “Việc buôn bán các sản phẩm từ gấu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quần thể gấu ngoài tự nhiên. Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng đẩy mạnh các hoạt động nhằm chấm dứt sự đau đớn không cần thiết đối với gấu ở Việt Nam”.

Theo đó, trong thời gian tới tổ chức này sẽ phối hợp với TP.Hà Nội để gắn chíp điện tử mới cho khoảng 260 cá thể gấu, thay thế các chip đã gắn từ năm 2005. Công nghệ mới này sẽ cho phép cán bộ kiểm lâm có thể đọc mã số chip mà không cần gây mê, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát gấu dễ dàng hơn. “Nếu việc gắn chíp điện tử mới thành công, chúng tôi hy vọng có thể thực hiện các chương trình tương tự tại TP.Hồ Chí Minh vào năm 2017” - ông Gilbert Sape cho biết.

Ông Lê Minh Tuyên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, những cán bộ kiểm lâm hàng ngày tiếp xúc với động vật hoang dã sẽ được tập huấn và là lực lượng nòng cốt để tăng cường tuyên truyền cho các hộ nuôi gấu và tham mưu cho chính quyền sở tại quản lý tốt gấu nuôi cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 414


Hôm nayHôm nay : 35347

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 891616

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64877560