Hà Tĩnh có diện tích sản xuất nông nghiệp 152.563ha, trong đó: đất trồng lúa 70.179 ha, đất trồng cây hàng năm khác 25.581ha, đất trồng cây lâu năm 56.803 ha.
Trong quá trình sản xuất các cây trồng nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh ngây hại làm ảnh đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Để bảo vệ sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra chúng ta đã sử dụng nhiều biện pháp để phòng trừ như: biện pháp dùng giống kháng; biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp sinh học; biện pháp hoá học (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật),... Hiện nay biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn là yếu tố hàng đầu trong phòng trừ dịch hại. Ngoài tác dụng phòng trừ dịch hại thuốc bảo vệ thực vật còn gây tác hại: gây ảnh đến sức khỏe con người, động vật máu nóng; làm ô nhiễm môi trường sống; để lại dư lượng thuốc trong nông sản phẩm nếu chúng ta sử dụng không đúng kỹ thuật, tùy tiện trong sử dụng, thiếu hiểu biết về thuốc. Để góp phần giảm thiểu thuốc BVTV độc hại trong sản xuất nông nghiệp, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp:
1.Tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác BVTV.
Sử dụng các phương tiện; truyền hình, báo chí, ấn phẩm, tờ rơi, tập huấn để phổ biến rộng rãi những kiến thức về công tác Bảo vệ thực vật về thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn người sản xuất sử dụng các biện pháp để phòng trừ các đối tượng dịch hại hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách và đúng lúc );sử dụng các loại thuốc trong “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam”của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Tăng cường truyên truyền khuyến cáo cho người sản xuất chọn các loại thuốc có hiệu quả diệt trừ dịch hại cao, có phổ tác động hẹp, có độc tính thấp, thời gia cách ly ngắn; Thu gom bao bì sau khi sử dụng bỏ vào vị trí đúng quy định; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc, khi phun thuốc; truyên truyền khuyến cáo người sản xuất không sử dụng thuốc không rõ nguốn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn sử dụng,…
2. Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ dịch hại.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm-3 tăng (ICM), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), 1 phải-5 giảm...Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV có thể giảm thông qua việc áp dụng các biện pháp canh tác cơ bản như vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống kháng và tuân thủ lịch thời vụ cũng có thể làm sâu bệnh ít xuất hiện; giảm sử dụng thuốc BVTV giai đoạn đầu vụ làm cho sinh vật có lợi và thiên địch duy trì trên đồng ruộng, tăng đa dạng sinh học, giúp khống chế sinh vật hại trong một ngưỡng cho phép.
- Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học để quản lý sâu hại trên đồng ruộng bằng cách sử dụng thiên địch (bạn nhà nông). Sửdụng của các thiên địch có sẵn trên đồng ruộng được nâng lên bằng cách cung cấp thức ăn cho chúng và giảm sử dụng thuốc BVTV, ví dụ như kiến vàng Oecephylla được chuyển từ một nơi khác đến một vùng mới nào đó, các loại sâu hại của vùng mới sẽ là nguồn thức ăn phong phú của chúng, kết quả là quần thể sâu hại sẽ bị khống chế, từ đó giúp giảm lượng thuốc trừ sâu nông dân sử dụng, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng của nông sản phẩm.
3. Quản lý an toàn bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng.
Quy hoạch thu gom, tập kết bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng: đây là một trong những giải pháp có tác động lớn góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Nếu bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng chưa được xử lý đúng cách an toàn, chúng đều được coi là chất thải nguy hại với con người và môi trường. Nguy hiểm là bao gói có thể được sử dụng lại để chứa thực phẩm và nước uống dẫn tới ngộ độc thuốc BVTV. Phần lớn nông dân vứt bỏ bao bì, vỏ chai thuốc đã qua sử dụng trực tiếp tại nơi sử dụng, thường là trên bờ ruộng, kênh, mương…., dẫn đến ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm cũng như toàn bộ hệ sinh thái. Vì vậy để hạn chế ô nhiễm môi trường do bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng gây ra, cần lắp đặt hệ thống bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV tại những điểm trên hệ thống giao thông nội đồng tại nhữngcánh đồng sản xuất lúa, rau của các xã trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mô hình hệ thống thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV hoạt động nhằm nâng cao ý thức của người dân, góp phần thay đổi một cách sâu sắc nhận thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV,không còn vứt vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bừa bãi ngoài đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên điạ bàn.
-Quản lý quá trình vận chuyển, phân phối thuốc bảo vệ thực vật đếncác đại lý kinh doanh buốn bán thuốc BVTV trên địa bàn của tỉnh
- Quản lý các nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật: Quản lý nhãn mác, bao bì đóng gói, trên các bao bì thuốc cần thể hiện đầy đủ (hoạt chất, các đối tượng phòng trừ, nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly...).
-Quản lý các cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương: Cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, chủ cửa hàngvà người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV ở cấp xã - Các xã cần thực hiện quy hoạch vùng kinh doanh thuốc BVTV cho hợp tác xã dịnh vụ nông nghiệp và các hộ buôn bán thuốc BVTV, đồng thời giao trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng cung ứng theo hệ thống thuốc BVTV của địa phương. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nên phối hợp với Chi cục BVTV, trạm BVTVvà các nhà phân phối để tổ chức các đợt bán lẻ thuốc BVTV vào các thời kỳ cao điểm kèm theo hướng dẫn sử dụng và cách phun thuốc cho nông dân.
Nguyễn Trí Hà
Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và BVTV